[Thế Giới Bóng Đá] Tự Truyện của ZATALAN IBRAHIMOVIC : I AM ZATALAN IBRAHIMOVIC (3)

  • XCHECKERVIET.ICU là tên miền phụ khi checkerviet không truy cập được.
    CLICK HERE để truy cập vào kênh telegram của diễn đàn.
    CHÚ Ý: Cập nhật mới nhất v/v đăng ký nhà cung cấp tại checkerviet Xem thêm
Cài đặt VPN 1.1.1.1 khi checkerviet bị chặn
Cài đặt ngay

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Checkerviet_-_Zatalan_Ibrahimovic.jpg

ZATALAN IBRAHIMOVIC : I AM ZATALAN IBRAHIMOVIC
Cuốn tự truyện "Tôi là Zlatan" là một hiện tượng ngay khi vừa ra đời. Với lối viết phóng túng, cách kể chuyện lôi cuốn và nội dung đi thẳng vào thực tế những gì Zlatan đã trải qua, cuốn sách đã bán hơn 700.000 bản chỉ riêng ở Thụy Điển và được đề cử giải văn học.
Được phát hành rộng rãi ở 15 quốc gia, "Tôi là Zlatan" được đánh giá là cuốn tự truyện hay nhất, chân thật nhất và sống động nhất từng được viết bởi một cầu thủ bóng đá. Được nhà văn, nhà báo David Lagercrantz chấp bút, cuốn sách càng có một lối kể chuyện đậm chất văn học.
Checkerviet_-_Ibra_-2.jpg

TỰ TRUYỆN "TÔI LÀ ZLATAN"
Xin tặng cuốn sách này cho gia đình và bạn bè tôi, cho những ai đã ở cạnh tôi, vào những ngày vui, cũng như những ngày buồn.
Cũng xin tặng sách này cho những đứa trẻ ngoài kia, những em cảm thấy mình khác biệt và không thể hòa nhập với cuộc sống.
Với những em ấy, tôi xin cho một lời khuyên: Hãy cứ khác biệt đi, hãy là chính mình. Tôi đã sống như thế, và đã thành công.
Checkerviet_-_Ibra_-1.jpg

(Ztalan Ibrahimovic)
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Tôi không còn ra ngoài nhiều như trước nữa. Sau khi làm bố lần thứ 2, tôi đã ở nhà nhiều hơn. Vâng, lần thứ 2, vẫn là một bé trai mà tôi đặt tên là Vincent. Trong tiếng Italia, từ ấy có nghĩa là người chiến thắng và tôi rất thích cái tên này.

Kỳ 50: Vú em nhà Ibra

Vincent ra đời vào một khoảng thời gian rối ren, nhưng dù sao là đứa thứ 2, truyền thông cũng cho vợ chồng tôi nhiều không gian để thở hơn.

Nhưng có 2 đứa con không phải là chuyện đơn giản. Giờ thì tôi đã thấu hiểu cảm giác tất bật của mẹ mình ngày trước với một đám con léo nhéo và lại phải lo cho công việc dọn rửa. Chúng tôi là một gia đình vững vàng, tôi và Helena, sự vất vả cũng đỡ đi rất nhiều, nhưng tôi vẫn không nguôi những suy nghĩ về quá khứ của mình, của mẹ.

Có Vincent, chúng tôi đã có thêm kinh nghiệm từ việc nuôi dưỡng Maxi trước đó. Chúng tôi đã lường trước được những gì có thể xảy ra với con mình. Vì sao lại thở nặng nhọc thế, vì sao bụng lại trương lên thế kia, đại loại thế.

Chúng tôi cũng thuê một vú em mới. Người giữ trẻ cũ của chúng tôi đã gặp được một anh chàng tại Malmo và đi lập gia đình, khiến 2 vợ chồng tôi một phen hoảng loạn. Chúng tôi rất cần người coi sóc 2 đứa con và đấy phải là một người phụ nữ Thụy Điển.

Helena phải gọi đến trung tâm giới thiệu việc làm để tìm người phù hợp, chứ đâu còn cách nào khác. Chả lẽ lại đăng một mẩu quảng cáo: Zlatan và Helena đang kiếm một vú em. Làm vậy, rất nhiều người sẽ muốn nhảy vào, những người mà bạn không thể biết là có thật sự ham thích công việc này hay không.

Helena giả vờ như chúng tôi là một gia đình làm việc ngoại giao, hay viên chức nhà nước chi đó. Một gia đình ngoại giao đang tìm kiếm vú em, nàng viết thế trong mẩu quảng cáo tìm người và nhận được khoảng 300 lời hồi đáp. Helena đọc tất cả.

Nàng vẫn cẩn trọng như thường lệ và cảm thấy hứng thú với một nhân vật. Đấy là một người con gái đến từ Dalarna (miền bắc Thụy Điển) và đấy cũng là ưu điểm lớn nhất: một người đến từ vùng quê. Bản thân Helena cũng đi lên từ một vùng quê. Cô gái Dalarna kia là một giáo viên mầm non và rất khá ngôn ngữ.

Tôi không cản trở việc lựa chọn của Helena mà để cho nàng tự quyết. Helena gọi cho cô gái kia, không vội nói cho cô ta biết mình là ai. Helena viết email: "Hãy đến đây và thử việc nội trong tuần này". Helena sẽ thuê xe đón cô gái đến Arlanda (sân bay tại Stockholm) rồi từ đó bay đến Milan. Nhưng trước khi lên đường, Helena mail một lần nữa để thông báo cụ thể hơn về chuyến đi và công việc.

Đấy là lúc cô gái bắt đầu đặt câu hỏi. Trên vé và giấy tờ, 2 đứa con nhỏ của "vị đại sứ" tên là Maximillian và Vincent Ibrahimovic, sao mà... quen thế nhỉ. Vẫn có thể có một Ibrahimovic khác ngoài tay cầu thủ nổi tiếng chứ, nhưng cô gái vẫn ngờ ngợ và nhờ bố mình kiểm tra.

"Có vẻ như con sẽ là người giữ trẻ cho gia đình Zlatan rồi," người bố ấy nói.

Nghe vậy cô gái đâm hoảng và xin thôi không làm nữa. Cô ta sợ. Nhưng đã quá muộn rồi, vé đã đặt rồi và cô gái đành phải lên chuyến bay ấy, lòng bối rối tìm cách từ chối một khi đến nơi.

Tuy nhiên khi gặp Helena, mọi thứ đã thay đổi. Helena là một người phụ nữ đặc biệt, vừa rất sang trọng, lại vừa có vẻ bình dân. Bạn phải rất can đảm mới dám đương đầu với một người phụ nữ như thế. Nàng là một chuyên gia trong việc khiến cho người khác cảm thấy thoải mái. Hai người trao đổi rất nhiều chuyện trong suốt chuyến bay để hiểu nhau hơn.

Vấn đề xảy ra tại Arlanda. Họ bay Easy Jet bởi chỉ có hãng này mới có chuyến bay đến Milan hôm ấy mà thôi. Nhưng chiếc máy bay gặp sự cố, khiến chuyến bay phải bị hoãn lại một, hai, ba, sáu và cuối cùng là 18 tiếng đồng hồ. Đấy là một scandal. Mọi người cảm thấy gần như muốn phát điên. Đến tôi cũng sốt ruột đến mức chịu hết nổi. Tôi gọi cho một phi công mà mình biết, chuyên lái những chuyến chuyên cơ.

"Rước 2 bà chị ấy dùm tôi cái", tôi nói. Và người phi công nhận lời.

Helena và cô gái lấy hành lý rồi chuyển sang chuyến bay riêng. Tôi đã đảm bảo trên chuyến bay ấy có đủ chocolate phủ dâu và những món ngon đại loại như thế. Tôi không bao giờ muốn chơi trội, nhưng vẫn phải có những ngoại lệ. Hai người phụ nữ này xứng đáng được tận hưởng những giây phút thoải mái sau khi mất cả ngày trời chờ đợi chuyến bay chết tiệt kia.

Cuối cùng tôi cũng gặp được người trông trẻ mà Helena đã chọn. Cô ấy rất hồi hộp, hiển nhiên. Nhưng rồi chúng tôi mau chóng tìm được tiếng nói chung, hòa nhập và cùng nhau sống dưới một mái nhà.

Cô gái đã giúp gia đình tôi rất nhiều và dần trở thành một thành viên của nó. Chúng tôi không thể xoay sở lấy một ngày mà không có cô ấy. Bọn trẻ rất quấn quít với người giữ trẻ mới. Cô gái và Helena cũng mau chóng thân thiết như chị em. Họ cùng nhau làm việc nhà, học hành và nói chuyện đủ thứ. 9 giờ sáng mỗi ngày họ cũng cùng đến phòng gym với nhau. Bạn thấy đó, chúng tôi cũng là một gia đình bình thường như mọi gia đình trên đời.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Một ngày nọ chúng tôi đến St Moritz (một thành phố nghỉ dưỡng cao cấp ở Thụy Sĩ) chơi. Tôi cảm thấy hơi bỡ ngỡ bởi từ trước đến giờ chưa bao giờ trượt tuyết cả. Hồi còn nhỏ, được bố mẹ mang đến Alps chơi là tôi đã cảm thấy sướng như đi trên mặt trăng rồi.

Kỳ 51: Gã trượt tuyết nghiệp dư

St Moritz chỉ dành cho người giàu có. Ở đây người ta phục vụ champagne trong bữa ăn sáng. Nhưng tôi không uống champagne, tôi yêu cầu họ đổi cho một ít ngũ cốc. Đi cùng với gia đình tôi chuyến ấy là Olof Mellberg, anh ấy theo để dạy tôi cách trượt tuyết. Nhưng mọi thứ không đơn giản chút nào. Trong lúc mọi người trượt xuống dốc thì tôi lăn xuống, nhìn ngớ ngẩn không thể tả.

Để an toàn và cũng tránh sự chú ý của những người trượt tuyết khác, tôi đội một chiếc mũ trùm kín đầu và đeo một cặp kính to vật. Sẽ không ai có thể nhận ra được tôi là ai.

Nhưng một ngày kia, trong lúc chờ cáp treo để lên khu vực trượt tuyết, tôi đứng kể một cậu bé người Italia, đi chung với bố mình. Cậu bé ấy nhìn tôi và ngờ ngợ. Tôi tự nhủ: "Đừng lo, ai mà nhận ra mình trong bộ dạng này chứ". Nhưng cậu nhóc ấy vẫn không rời mắt khỏi tôi, có lẽ vì nhận ra cái mũi to vô đối quen thuộc, và la lên:

- Ibra

Tôi chối đây đẩy. Ibra gì chứ. Ibra là gã khỉ gió nào vậy cháu. Nhưng cậu bé còn lâu mới tin. Đứng kế bên, Helena bắt đầu cười rũ rượi, như không còn chuyện gì trên đời vui hơn thế được nữa.

Cậu bé cứ: "Ibra, Ibra" suốt, đến mức tôi phải thừa nhận: "Vâng, anh hai, em là Ibra đây". Nghe thế, cậu nhóc im re, ấn tượng vô cùng và sung sướng vì không ngờ được giáp mặt tôi ngoài đời thật.

Việc gặp người hâm mộ giữa đường với tôi tất nhiên không có gì lạ. Nhưng lần này, sự việc quái đản ở chỗ tôi đang chuẩn bị trượt tuyết. Cậu bé quyết tâm theo dõi xem tôi trượt tuyết có ra thể thống gì không. Mọi người cũng thế. Một đám đông tụ lại như chuẩn bị xem một màn trình diễn.

Tôi bắt đầu vào vị trí và chuẩn bị. Đầu tiên là chỉnh lại găng tay, để cho chiếc găng ôm thật sát lấy những ngón tay mình. Rồi tôi chỉnh lại cái áo khoác, cái quần và đôi giày trượt. Đây là thứ tốn nhiều thời gian của những người chơi trượt tuyết nhất.

Tôi càng chuẩn bị kỹ càng, sự hồi hộp lại càng tăng lên. Mọi người nghĩ: tay này "sắm tuồng" coi bộ lâu, có vẻ là một tay trượt ngon lành đây. Ibra trên sân cỏ đá bóng thì ổn rồi đó, nhưng đôi chân ấy sẽ di chuyển thế nào trên mặt tuyết đây. Liệu anh ta sẽ lao xuống dốc như Ingemar Stenmark (VĐV trượt tuyết người Thụy Điển) hay không.

Nhưng tôi vẫn chưa trượt. Tôi bắt đầu điểu chỉnh... khăn quàng cổ. Tôi tháo nón ra và chỉnh lại mớ tóc. Tôi làm cho đến khi đám đông thấy phát mệt, chán nản và bỏ đi. Chứ tôi đâu thể bổ nhào xuống, rồi lăn lộn mấy vòng như một gã nghiệp dư hạng bét được. Tôi bày trò để tránh né việc biểu diễn lâu đến nỗi khi quay lại chỗ hẹn, Olof Mellberg đã phải thốt nên ngạc nhiên: "Nãy giờ mày trốn đâu thế? Làm gì thế?".

Tôi mỉm cười tinh quái và đáp: "À, có một ít việc riêng ấy mà".

o0o

Mùa bóng tại Italia kết thúc với trận đấu đáng nhớ trước Parma mà tôi đã từng kể. Tôi cùng Inter giành chức vô địch Scudetto thứ 2 và tôi lên đường đi dự Euro 2008 tại Thụy Sĩ và Áo, cùng với nỗi lo về chiếc đầu gối.

Truyền thông rất quan tâm đến chấn thương này và tôi cũng đã nói chuyện với Lagerback rất nhiều về nó. Không một ai, kể cả các bác sĩ và chính tôi, biết được liệu tôi có hoàn toàn khỏe mạnh khi giải đấu khởi tranh hay không. Ở Euro, chúng tôi rơi vào bảng đấu có Nga, Tây Ban Nha và Hy Lạp. Vừa nhìn là thấy xương xẩu rồi.

Tôi có một hợp đồng ràng buộc với Nike. Mino Raiola phản đối việc tôi ký thỏa thuận này nhưng tôi thì cảm thấy thích thú. Chúng tôi cùng nhau làm một thước phim quảng cáo, ý tưởng là tôi sẽ đá một mẩu chewing gum vào mồm và bố tôi bắt đầu lo không biết tôi có bị tắc ruột hay không. Tôi có mối quan hệ mật thiết với Nike. Chính họ đã giúp tôi xây sân bóng Zlatan tại đường Cronmans, Rosengard, nơi mà tôi vẫn chơi bóng khi còn nhỏ.

Sân bóng ấy rất to và rất có ý nghĩa với bọn trẻ nơi đây. Mặt cỏ rất đẹp và luôn được thắp sáng. Chơi bóng ở đây, bọn trẻ không còn phải lụi hụi thu dọn đồ đạc về nhà khi trời tối nữa. Khi khánh thành sân, tôi đã nói với mọi người: "Sân bóng này, nơi này là trái tim tôi, là lịch sử của tôi. Hãy cùng giúp cho mọi thứ phát triển hơn/Zlatan".

Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi được góp sức cho nơi mình đã lớn lên. Tôi đã rất cảm động khi trong ngày khánh thành, bọn trẻ đã hô vang tên tôi: "Zlatan, Zlatan". Khi ấy tôi nhớ lại những ngày thơ ấu, khi chơi bóng với đám bạn trong bóng tối, đến khi chả đứa nào thấy nổi quả bóng ở đâu nữa mới chịu về nhà.

o0o

Thân thiết với Nike là thế, nhưng tôi vẫn dính vào một vụ tranh cãi với họ. Khi ấy Nike yêu cầu tất cả mọi cầu thủ có hợp đồng đều phải đá các trận đấu tại Euro với một mẫu giày duy nhất. OK thôi, không thành vấn đề. Nhưng rồi tôi phát hiện có một gã ra sân với đôi giày màu khác. Tôi lập tức phản hồi với Nike. Sao lại có chuyện làm ăn kỳ lạ như thế? Chả phải đã quy định là chỉ một màu giày hay sao.

Nike hồi đáp là tay cầu thủ kia được phép đi giày khác màu. Tôi phản ứng dữ dội và Nike đành xuống nước khi tuyên bố thôi thì ai muốn mang màu gì cũng được. Nhưng tôi chả buồn đổi nữa mà vẫn ra sân với giày cũ. Có thể bạn thấy tôi hơi trẻ con, nhưng tôi quan niệm mọi thứ phải rõ ràng.

Trận đầu tiên tại Euro diễn ra trước Hy Lạp. Sotirios Kyrgiakos được cử theo kèm tôi. Đấy là một hậu vệ cừ, để tóc dài và cột đuôi ngựa. Cứ mỗi khi tôi nhảy lên, hay chạy song song thì tóc anh ta đập cả vào mặt tôi, có khi còn chui vào miệng nữa.

Kyrgiakos đã chơi một trận rất tốt và khóa chặt tôi trong phần lớn thời gian. Nhưng anh ta giãn ra khoảng 2 hoặc 3 giây và tôi chỉ cần có vậy mà thôi. Nhận một quả ném biên, tôi mở tốc độ và bỏ xa Kyrgiakos trước khi sút vào mép dưới xà ngang.

Đấy là một khởi đầu hoàn hảo. Chúng tôi thắng 2-0 và đại gia đình của tôi đều hiện diện trên khán đài. Lần này họ đã biết tự chăm sóc cho mình, rút kinh nghiệm từ bài học World Cup 2006. Tôi đã hoàn toàn tập trung vào bóng đá, không còn làm hướng dẫn viên du lịch nữa. Nhưng đầu gối tôi vẫn sưng và trận tiếp theo chúng tôi phải đá với Tây Ban Nha, một trong những ứng viên vô địch và đã đánh bại Nga đến 4-1 trong trận ra quân.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Mọi người bàn tán về chấn thương và khả năng ra sân của tôi. Nhưng tôi thì không biết liệu mình có đá không. Nếu bác sĩ bảo hãy tiêm thuốc giảm đau mà đá, tôi sẽ không chút do dự mà sẵn lòng. Nhưng môi trường đội tuyển không hề giống với nhịp sinh hoạt tại CLB.

Kỳ 52: Euro trên chiếc đầu gối chấn thương

Đây lại là một kỳ Euro, những trận đấu san sát nhau. Bạn có thể hy sinh đá trận này, nhưng trận sau phải nghỉ ngay. Cứ nghĩ xem nếu tôi tống thuốc giảm đau mà đá với Tây Ban Nha, tôi sẽ phải nghỉ trận gặp Nga và cả vòng knock-out nếu giành được vé nữa.

Tôi đã nhiều lần dùng thuốc giảm đau tại Italia để vào sân cùng với chấn thương, nhưng các bác sĩ đội tuyển luôn kịch liệt phản đối điều đó. Những cơn đau nhói chính là dấu hiệu mà cơ thể báo để bạn biết đường mà dừng lại.

Thuốc giảm đau giúp bạn tạm thời quên đi cơn đau, nhưng nó sẽ khiến cho vết thương trở nên nặng hơn. Vì thế trong chừng mực nào đó, thuốc giảm đau là một hiểm họa, một canh bạc đầy mạo hiểm. Trận đấu ấy quan trọng cỡ nào, liệu có đáng để hy sinh cầu thủ vào sân, để rồi có thể mất anh ta vài tuần hoặc vài tháng sau đó.

Những câu hỏi kiểu ấy luôn được các bác sĩ tại Thụy Điển xử lý rất cẩn trọng. Họ là những người có truyền thống y đức thuộc vào hàng tốt nhất châu lục. Bác sĩ tại đây nhìn cầu thủ như một bệnh nhân hơn một cỗ máy. Nhưng cũng không dễ dàng chút nào bởi các cầu thủ luôn muốn đẩy mình đến điểm giới hạn. Có những trận đấu quá quan trọng, bạn chỉ có thể nói với chính mình: "Mặc xác ngày mai. Mặc xác những hệ lụy. Cứ chiến trận này đã".

Những món tiền thưởng, những khoản đầu tư, những ràng buộc hợp đồng khiến tôi không thể nghỉ ngơi. Bác sĩ của Inter và đội tuyển thường xuyên tranh cãi nảy lửa với nhau vì xung đột lợi ích. Nhưng quyết định cuối cùng cũng được đưa ra: tôi sẽ đá trận gặp Tây Ban Nha.

Tôi và Henke (Henrik Larsson) sẽ cùng xuất phát trên hàng công. Nhưng Tây Ban Nha quả thực quá mạnh và họ mau chóng có bàn tỷ số. Tôi và các đồng đội cố hết sức để mang trận đấu trở lại vạch xuất phát. Nhận một đường chuyền dài của Fredrik Stoor, tôi có cơ hội đối mặt với Iker Casillas trong vòng cấm. Đấy là một tình huống mà Marco van Basten đã nhiều lần đề cập và hướng dẫn tôi, là tình huống mà tôi được Capello cùng Galbiati tập luyện rất nhuyễn. Vậy mà tôi lại sút ra ngoài.

Không được thất vọng, tôi tự nói với bản thân mình. Gã hậu vệ trẻ từ Real Madrid Sergio Ramos theo tôi rất sát, nhưng tôi cũng cố mặc kệ. Không được đầu hàng. Thấy một khe hở nhỏ giữa Ramos và một hậu vệ khác, tôi sút ngay vào đó. 1-1. Nhưng chân tôi lại âm ỉ đau ngay sau pha cố gắng ấy, thuốc giảm đau hết tác dụng sớm vậy sao. Tôi biết mình khó lòng trụ lâu hơn nếu không tống thêm thuốc vào chân, thế là tôi đến nói với Lars Lagerback:

- Tôi đau chịu hết nổi.

- Ôi thôi, toi rồi.

- Tôi nghĩ chúng ta phải cùng nhau ra quyết định.

- OK.

- Giờ thì ông suy nghĩ xem điều gì quan trọng hơn: hiệp 2 trận này, hay trận gặp Nga?

- Nga. Chúng ta có cơ hội chiến thắng trước Nga cao hơn trận hôm nay.

Thế là Lagerback rút tôi ra nghỉ và tung Markus Roseberg vào sân trong hiệp 2. Mọi thứ diễn ra cũng đầy hứa hẹn. Tây Ban Nha tạo ra nhiều cơ hội, nhưng chúng tôi phòng ngự kiên cường và quyết giữ 1 điểm quý giá. Sự vắng mặt của tôi trên sân khiến thế trận bất lợi trông thấy, các đồng đội đã phải chạy nhiều hơn, chiến đấu cật lực hơn để bảo vệ khung thành.

Nhưng rồi một bất ngờ diễn ra trong những phút cuối. Rosenberg bị mất bóng ngay trên sân nhà, trong một tình huống phạm lỗi rõ ràng. Lagerback nhảy lên, la hét phẫn nộ. Khốn nạn tay trọng tài!

Các cầu thủ trên băng ghế dự bị cũng muốn phát điên lên với tình huống ấy. Họ la hét tức giận vì cho là trọng tài liên tục thổi ép mình. Nhưng trận đấu vẫn diễn ra. Joan Capdevila, người cướp quả bóng ấy, chuyền dài lên trên. Fredrik Stoor cố ngăn lại nhưng bất thành, anh ấy đã mệt nhoài. David Villa vượt qua anh ấy, vượt qua nốt Petter Hansson, rồi ghi bàn ấn định tỷ số 2-1. Tay trọng tài thổi còi dứt trận gần như ngay sau tình huống ấy. Một trận thua tàn nhẫn.

Tinh thần suy sụp, trận tiếp theo chúng tôi bị Nga tàn phá hoàn toàn. Tôi vào sân với cái chân đau và chứng kiến Nga vượt trội ở mọi phương diện. Thật thất vọng, Euro đã diễn ra tuyệt vời rồi kết thúc độc ác như thế này đây. Chúng tôi buồn bã trở về, cố nuốt trôi nỗi thất vọng cùng cực.

Vài ngày sau tôi nhận được tin quan trọng: Roberto Mancini đã bị sa thải. Người thay thế ông ta là Jose Mourinho. Tôi chưa từng gặp vị này trong đời. Nhưng ngay trong những lần tiếp xúc đầu tiên, tôi đã nhận ra ngay đấy là người mà tôi sẵn sàng bỏ mạng.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Tôi chưa biết nhiều về ông ấy. Nhưng rõ ràng khi đến Inter Milan thì Mourinho đã khét tiếng với cái biệt danh "Người đặc biệt rồi".

Kỳ 53: Cuộc gọi từ Mourinho

Người ta luôn nghĩ về Mourinho như một kẻ kiêu ngạo, luôn biến những cuộc họp báo của mình thành những show diễn. Ở đó, ông ta nói tất tần tật những gì mình nghĩ.

Đấy là những gì tôi nghe báo chí và mọi người kể lại. Còn bản thân tôi nghĩ cảm nhận Mourinho theo một cách khác. Tôi nghĩ ông ấy sẽ theo trường phái của Capello, tức biến đội bóng thành môi trường quân đội và bản thân mình là một nhà chỉ huy. Nếu vậy thì cũng tốt thôi, tôi thích phong cách của Capello mà.

Nhưng khi đã gặp gỡ Mourinho, tôi mới biết mình hoàn toàn sai lầm, sai lầm trên mọi phương diện. Mourinho là một người Bồ Đào Nha và ông ấy thích làm trung tâm của mọi thứ. Ông ấy thao túng các cầu thủ của mình theo cách mà không một HLV nào có được.

Mourinho đã học hỏi rất nhiều từ Bobby Robosn, một HLV giàu kinh nghiệm và từng làm HLV trưởng đội tuyển Anh. Khi Robson cầm quân cho Sporting Lisbon, ông ấy cần một phiên dịch và Mourinho được chọn. Mourinho tất nhiên rất giỏi về sinh ngữ, nhưng Robson mau chóng nhận ra là người trợ lý của mình còn có nhiều hiểu biết sâu rộng ở các lĩnh vực khác.

Mourinho là một người nhạy bén và vì thế dễ dàng thảo luận công việc. Một ngày nọ Robson yêu cầu vị trợ lý ngôn ngữ viết cho mình tài liệu trinh sát.

Tôi không biết Robson đã chờ đợi gì ở tập tài liệu ấy, một người phiên dịch thì có thể viết được những gì về đối thủ chứ? Nhưng chính Robson cũng không thể ngờ được, bản tài liệu mà Mourinho nộp cho ông có chất lượng hàng đầu.

Robson ngạc nhiên thích thú. Mourinho chưa từng chơi bóng ở trình độ cao nhất, nhưng những chất liệu mà ông ấy cung cấp trong tài liệu chinh sát còn quý giá hơn những người đã chơi bóng hàng chục năm.

"Chết tiệt thật, mình đã đánh giá người trợ lý này quá thấp," có lẽ Robson đã nghĩ thế vào thời điểm ấy. Từ đó, Robson đã tận tình hướng dẫn cho Mourinho và cũng tạo điều kiện để ông ấy tiếp xúc nhiều hơn với công việc huấn luyện, chứ không chỉ đơn thuần là trợ lý về ngôn ngữ nữa.

Khi Robson rời Sporting sang Barcelona, ông ấy cũng mang Mourinho theo. Trong khoảng thời gian này, Mourinho để tâm học hỏi mọi thứ có thể từ Robson, không chỉ về vấn đề kỹ chiến thuật mà còn là tâm lý nữa. Mourinho vẫn thường nói: "Khi đội nhà chiến thắng, HLV chỉ chiếm một phần công lao. Còn khi thất bại, họ là những túi phân không hơn không kém".

Cuối cùng thì Mourinho đã tạo dựng được sự nghiệp riêng và gây tiếng vang tại Porto. Khi được bổ nhiệm vào năm 2002, Mourinho hãy còn vô danh và vẫn bị mọi người gọi là "Người phiên dịch", nhưng sau đó Porto trở thành một đội bóng cực kỳ đáng xem.

Porto là một đội giàu truyền thống tại Bồ Đào Nha. Nhưng khi Mourinho đến, đội bóng chỉ vừa kết thúc mùa bóng trước ở giữa bảng xếp hạng. Chả ai nghĩ họ có thể vô địch ngay cả trong nước, chứ đừng nói gì đến Cúp châu Âu. Vậy mà Mourinho lại làm cho tất cả phải bất ngờ.

Ông lần lượt vượt qua những đối thủ bởi khả năng phân tích hết sức tài tình. Vô địch Cúp UEFA, rồi vô địch Champions League, Porto đã đường hoàng đối đầu vối những đội mạnh nhất châu Âu như Man United, hay Real Madrid.

Sau những chiến tích ấy, Mourinho đã trở thành HLV được săn đón nhất thế giới. Đấy là năm 2004, tỷ phú Roman Abramovich đã trải thảm mời Mourinho sang Chelsea. Đừng nghĩ là nước Anh chào đón Mourinho ngay từ đầu. Còn lâu, ông chỉ là một người Bồ Đào Nha và bị báo chí Anh coi là người ngoài, một người ngoại quốc.

Khi bị báo chí Anh căn vặn, Mourinho đã nói: "Tôi không phải là một gã vô danh. Tôi đã vô địch Champions League cùng Porto. Tôi là người đặc biệt".

Và từ ấy, biệt danh "Người đặc biệt" đã đi liền với ông ấy. Đầu tiên, truyền thông Anh đã dùng biệt danh ấy với một sự chế nhạo nhiều hơn là kính trọng. Nhưng Mourinho không màng những điều ấy. Ông ấy luôn nói những lời tự tin đến mức kiêu ngạo. Đấy là bởi vì Mourinho hiểu rõ giá trị của mình.

Khi Arsene Wenger liên tục công kích Chelsea, Mourinho bảo HLV của Arsenal giống như một kẻ ngồi ở nhà mình nhưng suốt ngày lấy ống dòm chĩa sang nhà hàng xóm. Mourinho luôn tạo ra một bầu không khí đầy khiêu khích.

Mourinho rất giỏi võ mồm, nhưng đấy không phải là thứ duy nhất mà ông giỏi. Trước khi Mourinho đến, Chelsea đã không thể vô địch vô địch quốc gia trong suốt 50 năm. Từ khi ông ấy xuất hiện, Chelsea 2 năm liền đứng ở vị trí cao nhất.

Bây giờ khi dùng đến biệt danh "Người đặc biệt", báo chí Anh đã lồng vào đấy một sự tôn trọng, thậm chí là quý mến. Và bây giờ Mourinho sẽ là HLV của chúng tôi. Tôi đã thật sự hồi hộp khi Jose Mourinho chủ động bắt liên lạc với tôi ngay khi tôi đang dự Euro cùng đội tuyển Thụy Điển.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Mourinho gọi điện, ông ấy bảo chỉ muốn nói chuyện, hỏi thăm này nọ chứ không có gì quan trọng. Nhưng ông ấy dùng tiếng Ý và tôi không hiểu được gì nhiều.

Kỳ 54: Tuân phục "Người đặc biệt"

Mourinho chưa từng cầm quân tại Italia lần nào trong khi tôi đã nhẵn mặt tại các sân cỏ Italia. Vậy mà tiếng Ý của ông ấy vẫn hơn tôi rất, rất xa. Chả ai biết là Mourinho đã học tiếng Ý bao giờ. Có người nói là ông ấy chỉ tốn có 3 tuần là đã có thể giao tiếp trôi chảy. Thông minh kinh khủng.

Vì biết tôi không hiểu tiếng Ý, Mourinho chuyển sang nói tiếng Anh. Và tôi mau chóng nhận ra: ông ấy quan tâm đến mình. Mourinho đặt nhiều câu hỏi. Sau trận đấu với Tây Ban Nha, Mourinho bắt đầu nhắn tin. Điện thoại của tôi lúc nào cũng có nhiều SMS, nhưng tôi không bao giờ nghĩ có ngày mình sẽ nhận được tin nhắn từ Mourinho.

"Chơi tốt lắm", ông ấy nhắn như thế và cho một số lời khuyên. Tôi đã... nhảy lên khi đọc tin nhắn này. Tin nhắn từ một vị HLV trưởng, khi tôi đang chơi cho đội tuyển, tức là không liên quan gì đến công việc của ông ấy. Thật không thể tin tượng. Và Mourinho nhắn tin như vậy rất thường xuyên. Wow, thì ra là ông ấy đang dõi theo mình. Hóa ra Mourinho không hề cứng rắn như mình vẫn nghĩ.

Tất nhiên tôi hiểu rõ dụng ý khi Mourinho nhắn tin. Ông ấy muốn kích thích tôi, tạo mối gần gũi, gây dụng lòng trung thành. Nhưng sao cũng được, tôi thích vị HLV này.

Chúng tôi nhanh chóng hiểu nhau. Mourinho là người làm việc rất cật lực, có thể nói là gấp đôi tất cả mọi người. Xem bóng đá cả ngày lẫn đêm, trong đầu của Mourinho bao giờ cũng là những phân tích thật chi ly.

Tôi chưa từng gặp một HLV nào có kiến thức khủng khiếp về đối thủ như ông ấy. Không phải đơn giản là đội này sẽ đá thế này, dùng chiến thuật kia, phải coi chừng cầu thủ A, kèm chặt cầu thủ B. Mourinho biết mọi thứ, mọi chi tiết dù là nhỏ nhất. Ông ấy có thể nói cho bạn biết cỡ giày của thủ môn số 3 bên đội đối phương.

Mourinho có bề ngoài thanh lịch, nhưng ông ấy không cao và có bờ vai nhỏ. Khi bước đến sân tập, trong Mourinho càng nhỏ bé khi đứng cùng các cầu thủ. Nhưng cái uy toát ra thì khó ai bì kịp. Chỉ cần Mourinho đứng đó, thấp hơn mọi người một cái đầu, mọi người sẽ tự động đứng im vào hàng mà nghe ông nói.

Mourinho không bao giờ cần phải cao giọng, ông cứ nói đều đều là tự cầu thủ phải dụng công lắng nghe. Không phải cầu thủ sợ Mourinho, ông ấy là một phong cách hoàn toàn khác với Capello. Mọi người không sợ mà nể, mà quý như một người thân. Mà Mourinho thân thật, ông ấy biết rõ cuộc sống cá nhân của cầu thủ, vợ và con của họ.

Mourinho chuẩn bị cho cầu thủ mọi thứ có thể trước trận đầu, từ chiến thuật cho đến tâm lý. Ông ấy cho mọi người xem lại băng ghi hình và nói: "Xem này, quá tệ. Tôi không nhận ra mọi người trong đoạn băng này nữa. Đây là anh em của các cậu đá phải không? Chứ các cậu thì phải hay hơn thế nhiều".

Nói thế thôi là tự chúng tôi sẽ cảm thấy xấu hổ, không cần phải lên gân. "Hãy ra sân nào," Mourinho lại nói: "Bước ra đó như những con sư tử đói, như những chiến binh".

Mourinho luôn cống hiến những gì tốt nhất cho đội bóng của mình. Mọi người thấy điều đó và tự họ cũng muốn dốc hết toàn bộ sức lực của mình. Mourinho là người duy nhất chê bai mà khiến tôi không cảm thấy tức giận, khó chịu mà chỉ có một cảm giác xấu hổ. "Hôm nay cậu là một con số 0, Zlatan ạ", Mourinho nói thế và tôi cảm thấy mình còn tệ hơn cả số 0.

Tôi còn nhớ một trận đấu với Atalanta. Một ngày sau đó tôi sẽ đến gala để nhận cú đúp giải thưởng "cầu thủ nước ngoài hay nhất" và "cầu thủ hay nhất" Serie A trong mùa. Nhưng kết thúc hiệp 1 chúng tôi đang bị dẫn 0-2 và Mourinho đã đến và nói:

- Nghe bảo ngày mai cậu đi nhận giải hả?

- Vâng.

- Thế đã biết phát biểu gì chưa?

- Chưa. Thế nói sao ạ?

- Nói thế này: "Tôi xấu hổ quá, chắc tôi độn thổ chứ không dám nhận danh hiệu này". Tôi nghĩ cậu nên mang giải thưởng ấy mà về tặng mẹ mình, mẹ cậu đá bóng chắc còn hay hơn cậu.

Nghe những lời này, tôi chỉ muốn chứng tỏ cho Mourinho thấy tôi là xứng đáng với danh hiệu như thế nào, kể cả phải đổ máu. Mourinho là chuyên gia kích thích đội bóng, luôn giúp cho mọi người chơi tốt hơn khả năng thực sự của họ.

Chỉ có một điều duy nhất ở Mourinho khiến tôi cảm thấy phiền lòng: ông ấy không bao giờ bộc lộ sự vui mừng trên gương mặt. Không cười, không phấn khích. Đội nhà ghi bàn mà ông ấy vẫn có thể thản nhiên như không. Tôi đã thực hiện biết bao nhiêu pha bóng đẹp, Mourinho vẫn cứ hờ hững như nhìn vào màn mưa.

Có một lần tôi thực hiện một cú giật gót khi bóng ở tầm cao, y hệt một động tác karate, đưa bóng vào góc cao. Sau đó bàn này được chọn là pha ghi bàn đẹp nhất trong toàn bộ mùa bóng. Mọi người đều vỗ tay, kể cả CĐV đối phương, kể cả Moratti trên băng ghế danh dự. Nhưng Mourinho vẫn đứng im, bỏ tay vào túi và mặt lạnh băng.

Tôi mang chuyện này đến hỏi Rui Faria, HLV thể lực và là cánh tay phải của Mourinho.

- Ông có thể giải thích cho tôi một việc được không.

- Được chứ, hỏi đi.

- Tôi nghĩ là cả đời Mourinho chưa từng thấy bàn nào đẹp hơn thế. Vậy sao ông ta vẫn đứng như tượng vậy.

- Bình tĩnh nào, chàng trai. Ông ấy là vậy, đừng mong Jose phản ứng như chúng ta.

- Rồi tôi sẽ đặt một nụ cười lên gương mặt ấy, tôi sẽ làm mọi thứ có thể, kể cả việc phải tạo ra phép màu. Hãy chờ xem nhé.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Tôi có chút ám ảnh với Champions League. Chúng tôi đã khởi đầu giải vô địch rất tốt, đầu gối của tôi đã khá hơn và tôi tiếp tục sưu tầm những bàn thắng đẹp.

Kỳ 55: Nỗi ám ảnh Champions League

Mọi người đều sớm có cảm giác là mình có thể vô địch Scudetto lần nữa. Nhưng hãy hiểu đúng ý tôi, Scudetto không còn là một nỗi ám ảnh, hay một mối bận tâm quá lớn. Chúng tôi đã 4 lần giành chiếc khiên vô địch, bản thân tôi cũng từng được bầu là cầu thủ hay nhất Serie A. Champions League mới là giải đấu cần được ưu tiên. Tôi chưa bao giờ tiến xa tại đấu trường này và mùa bóng ấy chúng tôi đối đầu với Man United ở vòng 16 đội.

United là một trong những đội bóng mạnh nhất châu Âu lúc ấy, họ vừa vô địch Champions League một năm trước đó và sở hữu những cầu thủ ấn tượng như Cristiano Ronaldo, Wayne Rooney, Paul Scholes, Ryan Giggs, Nemanja Vidic. Nhưng không có ai trong số họ là không thể thay thế. Ngược lại hoàn toàn, United là một tập thể vững vàng và không ai được phép lớn hơn đội bóng.

Không một HLV nào quán triệt tư tưởng ấy rõ ràng hơn Alex Ferguson, à phải là Sir Alex Ferguson chứ. Mọi người đều biết Sir Alex. Ở Anh ông ấy là một vị thần và không bao giờ khoan nhượng cầu thủ của mình. Ông ấy điều khiển họ.

Thuở ban đầu Ferguson sinh ra trong một gia đình lao động tại Scotland. Ông ấy đá bóng, rất thành công trên vai trò cầu thủ trước khi chuyển sang cầm quân.

Năm 1986, Ferguson đến United, CLB đã qua thời kỳ đỉnh cao. Các cầu thủ khi ấy không còn khát vọng cống hiến, họ thích thú với việc đến bar để bù khú hơn. Nhưng Ferguson đã mở một cuộc chiến để chống lại thói quen ấy. Ông ấy thiết lập lại kỷ cương, mở đầu cho một giai đoạn rực rỡ với 21 chức vô địch và được phong tước vào năm 1999, năm mà United giành được cú ăn 3. Ferguson có cả một lịch sử đối đầu với Jose Mourinho khi "người đặc biệt" còn ở Anh.

Vì thế khi Inter chạm trán với United, đấy còn là cuộc đối đầu giữa Mourinho và Sir Alex, giữa Cristiano Ronaldo và Zlatan. Truyền thông dội tin về trận đấu rất nhiều. Chúng tôi còn là 2 cái tên chủ lực của hãng Nike và vừa cùng nhau xuất hiện trong một thước phim quảng cáo. Nhưng tôi không biết nhiều về Cristiano, trong thời gian quay phim chúng tôi cũng không có dịp gặp mặt bởi những cảnh quay diễn ra ở các bối cảnh khác nhau.

Bản thân tôi không chú ý nhiều đến việc truyền thông viết gì, nhưng tôi cảm thấy thật sự kích động trước trận đấu. Chúng tôi có cơ hội tốt để tiến xa tại Champions League và Mourinho cũng chuẩn bị cho mọi người rất tốt.

Nhưng trận lượt đi tại San Siro là một nỗi thất vọng. Chúng tôi chỉ hòa được 0-0 và bản thân tôi không thể hòa nhập được với trận đấu. Tất nhiên như thường lệ, báo chí lại dành cho tôi và Inter những lời cay nghiệt. Nhưng thôi, đấy là vấn đề của họ chứ không phải của tôi. Họ có mực có giấy, muốn viết gì viết, in gì thì in.

Tôi chỉ nuôi hy vọng cho trận lượt về ở Old Trafford. Sự háo hức lớn lên theo từng ngày, tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác vào sân trong tiếng hoan hô xen lẫn hò reo.

Không khí như sôi lên, Mourinho mặc một bộ vest đen và khoác thêm chiếc áo đen bên ngoài. Ông ấy trông rất nghiêm trọng và luôn đứng chứ không ngồi, dõi theo trận đấu một cách đầy chi tiết, như một chỉ huy trên chiến địa. Đám đông gào lên: "Ngồi xuống đi Mourinho", ông ấy bỏ mặc, chỉ luôn miệng la hét và thể hiện động tác "hãy xông lên và hỗ trợ cho Ibra".

Tôi quá đơn độc và bị kèm quá chặt. Tất cả đồng đội đều dựa vào tôi. Điều ấy đã xảy ra suốt cả mùa bóng bởi Mourinho chơi đội hình 4-5-1 với tôi là cầu thủ đá cao nhất. Tôi chịu sức ép phải ghi bàn, tất nhiên là tôi rất thích việc ấy. Tôi luôn muốn nhận trọng trách.

Nhưng United đã chơi hay hơn, tôi như bị ai đó còng lại và bắt đầu chửi thề. Nhưng điều tệ nhất là chỉ sau có 3 phút, Ryan Giggs đá phạt góc và Vidic đã đánh đầu mở tỷ số. Nó như một gáo nước lạnh vậy, tê tái.

Old Trafford tiếp tục gào lên: "Ông chả còn đặc biệt gì nữa rồi, Jose Mourinho".

Mourinho và tôi là 2 nhân vật bị đám đông la hét nhiều nhất. Trên sân chúng tôi dần lấy lại thế trận. Tình hình lúc ấy cũng không đến mức quá tệ vì chỉ cần gỡ hòa, chúng tôi sẽ đi tiếp theo luật bàn thắng sân khách.

Tôi cũng ngày càng thích nghi được với hệ thống phòng ngự của United và bắt đầu nhận bóng nhiều hơn. Sau 30 phút, tôi có cơ hội từ một đường chuyền dài, nhưng cú dứt điểm chỉ đưa bóng bật xà ngang và ra ngoài. Quá tốt, đấy sẽ là khởi đầu cho những cơ hội thuận lợi hơn, tôi tự nói với bản thân mình như vậy. Ít lâu sau, đến lượt Adriano có một cú sút bật cột dọc.

Nhưng ngay khi sự tự tin lên cao nhất thì chúng tôi lại bị dội một gáo nước lạnh khác. Wayne Rooney lừa bóng ngoài khu cấm rồi chuyền vào cho Cristiano nâng cao cách biệt lên thành 2-0. Ôi thôi, bi kịch.

Cuối trận đấu, đám đông ở Old Trafford lại một lần gào lên: "Bye Bye Mourinho, thế là hết rồi". Khi ấy tôi chỉ muốn đập vỡ một thứ gì đó. Trong phòng thay quần áo, Mourinho cố an ủi mọi người, theo cái kiểu: quên nó đi, chúng ta về lấy Scudetto thôi.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Thất bại tại Champions League tạo cho tôi cảm giác muốn “hạ gục” một ai đó. Đấy cũng là lúc tôi nghĩ về chuyện đổi CLB thêm lần nữa.

Kỳ 56: Giấc mộng Barca

Tôi là một kẻ hiếu động, luôn thích sự xê dịch. Tôi đã thay đổi trường học, nhà ở, CLB ngay khi còn là một đứa trẻ. Nó như một thứ độc dược vậy.

Tôi ngồi đó, nhìn xuống chân mình và bắt đầu suy nghĩ: có lẽ mình không bao giờ có thể vô địch Champions League cùng với Inter. Không phải vì Inter không đủ mạnh mà vì một cảm giác mơ hồ nào đó. Ngay sau trận thua United, tôi cũng nói thẳng suy nghĩ của mình với các phóng viên.

Họ hỏi tôi: "Anh nghĩ mình có thể vô địch Champions League vào mùa bóng tới hay không?"

Thật dễ dàng để trả lời là: "Có, tất nhiên", nhưng đấy không phải là suy nghĩ thật của tôi. Nên tôi chỉ trả lời: "Tôi cũng không biết. Cứ chờ xem đã". Câu trả lời ấy mau chóng tạo ra một sự hoài nghi trong lòng các CĐV.

Đấy cũng là lúc sự căng thẳng bắt đầu mở ra. Tôi nói với Mino: "Tôi muốn chuyển CLB lần nữa, tốt nhất là Tây Ban Nha".

Nghe là hiểu ngay, Tây Ban Nha đồng nghĩa với Real Madrid, hoặc Barcelona. Tôi đã chơi bóng cho 2 CLB tốt nhất nước Ý, giờ là lúc thử sức với 1 CLB khổng lồ của Tây Ban Nha. Tôi hào hứng trước triển vọng ấy.

Real Madrid có một lịch sử vĩ đại với những cầu thủ như Ronaldo, Zidane, Figo, Roberto Carlos, Raul, nhưng tôi nghiêng về Barcelona hơn vì khi ấy họ đang chơi thứ bóng đã quyến rũ với những Lionel Messi, Xavi và Iniesta.

Nhưng làm sao để sang đấy bây giờ? Ở một cầu thủ tên tuổi như tôi, việc chuyển CLB đồng nghĩa với một bản hợp đồng “bom tấn”, mọi thứ tất nhiên không hề dễ dàng.

Tôi đâu thể đến gặp Moratti và nói vào mặt ông ấy là mình muốn sang Barca được. Tôi mà làm thế là đào mồ chôn tên tuổi của mình tại Inter, CĐV sẽ căm thù tôi. Nói thế cũng là hạ thấp mình trước CLB mới, chả khác gì bảo tôi sẽ chơi cho Barca mà không lấy tiền vậy.

Trong bóng đá, bạn không bao giờ được phép bày tỏ lòng mình ra như thế. Cứ phải bình tĩnh, để cho CLB mới trọng mình và CLB cũ cũng thấy hài lòng trong mức có thể khi bán mình. Phải đợi Barca tiếp cận mình trước, nhưng vấn đề không chỉ đơn giản như thế.

Với vị thế của một cầu thủ hàng đầu Italia, tất nhiên là tôi phải rất đắt. Tôi là dạng cầu thủ "không phải để bán". Trên thế giới lúc ấy có rất ít những cầu thủ dạng này.

Tôi ở Inter là một, Kaka ở Milan là hai, Messi ở Barca là ba và Cristiano ở United là bốn. Không ai có thể mua lại hợp đồng của 4 người chúng tôi. Ngay cả Mourinho cũng nhấn mạnh là "Ibra sẽ ở lại". Ông ấy nói: "Không có CLB có thể trả nổi số tiền chuyển nhượng cho Ibra, bởi làm gì có ai chồng đủ 100 triệu euro cơ chứ".

Tôi đắt đến như vậy sao? Giống như bức tranh Mona Lisa trong bảo tàng ư? Tôi không biết nữa. Tình huống ấy không có gì rõ ràng. Mọi người muốn nghe tôi nói gì đó về việc này, những câu nói đại loại như: "Tôi sẽ ở lại CLB, tôi còn hợp đồng, mọi thứ đang rất tốt", những câu mà các ngôi sao khác vẫn thường nói. Nhưng tôi không thể làm vậy được, tôi không thể nói dối, nhất là với những CĐV đã từng yêu mến mình. Tôi không chắc vì tương lai, vì thế tôi không bình luận gì.

Sự im lặng của tôi khiến mọi người cảm thấy lo lắng. Tôi như một dạng tài sản của CLB vậy. "Liệu Ibra đã hết động lực tại Inter rồi sao?" là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất.

Tôi cũng không giấu giếm gì nữa: "Tôi muốn thử một thứ gì đó mới mẻ, tôi đã ở Italia được 5 năm rồi. Tôi thích thứ bóng đá kỹ thuật, ở Tây Ban Nha người ta chơi như thế".

Đấy không phải là chiến thuật hay gì cả, tôi chỉ chân thật nói ra suy nghĩ của của mình, dù tôi biết từng lời từng chữ của tôi rồi sẽ bị phân tích qua những lăng kính khác. Đến thời điểm ấy, vẫn chưa có bất kỳ đề nghị tuyển mộ nào và tôi tiếp tục cống hiến những gì tốt nhất của mình dành cho Inter, tôi còn một mục tiêu chưa thể đạt được: khiến cho Mourinho phải phản ứng, phải nhảy cẫng lên, phải bộc lộ niềm vui bên đường piste.

Tôi tiếp tục đi tìm những siêu phẩm. Trận gặp Reggina tôi có một pha dốc bóng ấn tượng từ gần giữa sân vào vòng cấm. Tôi loại 3 hậu vệ và đám đông chuẩn bị chờ đón một cú nã pháo. Nhưng tôi thấy thủ môn đối thủ ra hơi xa và trong đầu tôi nảy ra một ý tưởng. Và thế là tôi thực hiện một quả lốp bóng. Lực sút hoàn hảo, quả bóng đi sát mép xà ngang và các CĐV vui mừng như phát điên.

Chỉ trừ có một mình Mourinho. Ông ấy vẫn đứng đó như thường lệ, lần này là trong bộ vest xám, miệng nhai kẹo cao su, hờ hững như không có chuyện gì xảy ra. Chết tiệt, sắt đá vừa thôi chứ!
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Pha ghi bàn vào lưới Reggina không chỉ là một siêu phẩm để đời mà còn giúp tôi tiến gần đến một danh hiệu mà mình chưa từng đạt được trong 5 năm ở Italia: Vua phá lưới.

Kỳ 57: Đương đầu với Ultra và gặp "trẻ trâu"

Pha ghi bàn ấy đã giúp tôi vươn lên cùng dẫn đầu danh sách dội bom với Marco di Vaio của Bologna. Trở thành Vua phá lưới tại Serie A là một sự vinh danh tuyệt vời. Mỗi giải vô địch đều phải có một Vua phá lưới, nhưng danh hiệu ấy ở Italia khó đạt cực kỳ bởi bạn phải đối đầu với những hậu vệ hay nhất thế giới.

Đấy chính là thử thách mà tôi cần có để phần còn lại của mùa bóng trở nên có ý nghĩa hơn. Tôi ngày càng trở nên năng động hơn trước khung thành đối phương. Ở Italia, họ yêu người ghi bàn vô cùng và ở Italia, họ ghét cầu thủ ghi bàn chuẩn bị rời đội cũng vô cùng. Tôi biết điều đó, nhưng tôi vẫn nói: "Tôi hoàn toàn tập trung cho phần còn lại của mùa bóng. Tôi muốn giành Scudetto, còn chuyện tương lai xin hãy chờ đến cuối mùa".

Thời gian ấy, fan Inter vào sân cùng những câu hỏi: "Chuyện gì xảy ra với Ibra vậy?". Mùa bóng vẫn còn rất dài và tôi luôn bị mọi người nhìn với những hoài nghi, những cảm xúc trái ngược.

Báo chí bắt đầu đồn đoán. Tôi, hoặc Cristiano Ronaldo của Man United, Real Madrid sẽ mua ai? Họ sẽ phá kỷ lục thế giới của chính mình sâu bao nhiêu để có được một trong hai chúng tôi? Thậm chí còn có tin đồn về một sự trao đổi cầu thủ, Gonzalo Higuain sẽ sang Inter và tôi sẽ ra đi theo chiều ngược lại, như thế thì Real sẽ đỡ đi đáng kể một số tiền chuyển nhượng.

Nhưng như tôi đã nói, tất cả đều chỉ là những tin đồn. Nhưng nó cũng ảnh hưởng nhất định đến các CĐV. Tuyệt đại đa số những thông tin về chuyển nhượng trên báo đều là bịa đặt, nhưng CĐV lại có xu hướng tin vào những lời bịa đặt ấy.

Họ thích được nghe những câu chuyện chuyển nhượng thú vị, họ thích những sự tăng cường, xáo trộn trong lực lượng, nhưng họ cực ghét cầu thủ giỏi của mình bị đội khác chèo kéo. Nghịch lý là ở chỗ đó.

Những từ ngữ như "tên phản bội" đã bắt đầu xuất hiện. Tôi chỉ có một lựa chọn: giả điếc. Trận đấu với Fiorentina, tôi có một cú sút phạt hàng rào đưa bóng đi với vận tốc 109 km/h. Bàn thắng ấy gần như đã đặt Scudetto vào tay Inter lần nữa.

Mọi thứ đều có 2 mặt của nó. Tôi càng chơi hay, càng lập những siêu phẩm thì các CĐV càng căm ghét, phẫn nộ trước thông tin tôi muốn rời CLB. Bầu không khí tại San Siro luôn ẩn chứa sự giận dữ, nó tiếp tục trở nên tồi tệ cho đến trận đấu với Lazio vào tháng 5-2009.

Nếu những ultra đã từng trưng lên băng rôn "Welcome Maximillian" thì họ cũng thừa biết cách để đưa bạn vào địa ngục. Khi bước vào San Siro, tôi như bước vào một vạc dầu vậy.

Tôi cố thi đấu, nhưng chỉ sau một pha xử lý hỏng, một cú sút bất thành, CĐV lại ồ lên chế nhạo. Những tiếng hoan hô biến mất, chỉ còn lại những lời chửi rủa.

Lạ thật, sao họ có thể làm thế khi tôi đang thi đấu cho đội bóng của họ ở dưới này. Inter đang dẫn đầu bảng và tiến về Scudetto, có nhất thiết phải cư xử như vậy không cơ chứ. Tôi đưa ngón tay lên miệng ra hiệu hãy im lặng, họ xem đấy là hành động khiêu khích và còn hò hét dữ hơn.

Kết thúc hiệp 1 trận đấu là 0-0 và mặc dù chúng tôi đã tạo được sức ép đáng kể, đã chơi tốt, những tiếng la ó tiếp tục vang lên không ngớt. Tôi biết mình sẽ làm cho họ phải im lặng. Khi giận dữ là khi tôi chơi hay nhất. Thỉnh thoảng tôi vẫn cư xử ngu ngốc và ăn thẻ đỏ, nhưng đa số trường hợp tôi bùng nổ theo hướng tích cực.

Nhận bóng cách khung thành 15 mét, tôi xoay người lại và lao về phía trước và tung một cú sút, quả bóng đi vào khe giữa 2 trung vệ và hạ gục hoàn toàn thủ môn. Cả góc sút và lực sút đều hoàn hảo.

Nhưng các CĐV không bàn về pha ghi bàn ấy mà bàn về cách ăn mừng của tôi suốt nhiều ngày sau đó. Tôi không cười, tôi chạy lùi về sau và đưa ngón tay lên miệng và truyền đi thông điệp: hãy câm miệng. Đây là lời hồi đáp của Ibra dành cho các CĐV quá khích. Tôi cười vào tiếng la ó của họ. Sau hành động ấy, giữa tôi và các fan Inter đã hình thành một mâu thuẫn không thể giải quyết.

Bên ngoài sân, Mourinho tất nhiên vẫn đứng yên như một pho tượng. Nhưng tôi biết ông ấy cũng đồng tình với tôi. Loại CĐV nào mà đi la ó chính đội bóng của mình, chính cầu thủ trụ cột của mình cơ chứ.

Tôi tiếp tục chơi tốt và kiến tạo bàn nâng tỷ số lên 2-0. Tôi thống trị hoàn toàn hàng thủ đối phương và hài lòng khi nghe tiếng còi mãn cuộc. Nhưng mọi việc chưa dừng lại ở đó. Khi tôi rời khỏi sân thì có người nói là sếp sòng của đám Ultra đang chờ tôi trong phòng thay quần áo. Tôi chả hiểu nổi tại sao một tay cộm cán lại được phép ngang nhiên ngồi trong phòng chờ như thế.

Nhưng tôi vẫn bước vào. Trước khi đến phòng thay quần áo, hành lang đã có sẵn 7, 8 tay anh chị. Đấy không phải là những kẻ nói chuyện lịch sự theo cái kiểu: "Xin lỗi, nói chuyện tí được không". Họ là dân đường phố, luôn sẵn sàng đánh nhau chí chết.

Tôi bắt đầu hồi hộp, tim đập đến 150 nhịp/phút. Nhưng tôi tự nói với mình: không được phép khiếp nhược. Tôi tiến đến, hùng dũng và chính bọn chúng lại cảm thấy ‘’rét’’.

Tôi mở lời trước: "Mấy người có chuyện gì sao? La hét cái gì om sòm trên khán đài vậy?".

"Ờ, một số đứa nó cáu".

"Nói bọn nó xuống hết sân đi, đứng đó xếp hàng, tao ra nói chuyện phải quấy, từng đứa, từng đứa".

Nghe thế, cả bọn đều bỏ đi. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Đối với bọn cứng, cách duy nhất là phải cứng hơn nó. Nếu không, chúng sẽ chà đạp bạn.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Tôi không còn bị ám ảnh bởi danh hiệu dội bom quá nhiều nữa, nhưng cơ hội lại mở ra trước vòng đấu cuối cùng. Khi ấy cả tôi và Marco di Vaio đều đang có 23 bàn, ngay phía sau là Diego Milito của Genoa với 22 bàn.

Kỳ 58: Cú đánh gót & "Capocannoniere"

Vòng đấu cuối cùng diễn ra vào ngày 31-5. Khi này cuộc đua đã ngã ngũ, chúng tôi đã giành Scudetto từ lâu trước đó, nên truyền thông chỉ còn dành thời lượng để bình luận về danh hiệu Vua phá lưới mà thôi. Ai sẽ là người thắng nó trong cuộc tranh đua quyết liệt này?

Hôm ấy là một ngày oi ả, bản thân 3 cầu thủ chúng tôi cũng có chút căng thẳng. Từng người có thể không nghĩ về "Capocannoniere" khi mùa bóng bắt đầu, nhưng một khi đã có cơ hội rõ ràng để đạt được nó, không ai muốn bỏ qua cơ hội tuyệt vời này cả.

Với riêng cá nhân tôi, trận đấu tranh "Capocannoniere" có thể sẽ là show diễn cuối cùng, là lời tạm biệt trước khi rời Inter. Ra đi cùng với Scudetto và danh hiệu dội bom, đấy rõ ràng là một kết cục đẹp. Tôi đã tự nói với bản thân: mình dứt khoát không được phép đá tồi trận này.

Tất nhiên là để giành "Capocannoniere" thì tôi không tự mình quyết định được, còn phải phụ thuộc vào thành tích của Di Vaio và Milito nữa. Ở 2 đội bóng này, rõ ràng các cầu thủ cũng sẽ làm hết sức để có thể giúp cho chân sút số 1 của mình được vinh danh.

Ba trận đấu diễn ra cùng lúc. Bologna của Di Vaio gặp Catania, Genoa của Milito gặp Leece. Không có gì phải nghi ngờ, 90% là cả 2 đều sẽ ghi bàn cùng lúc. Vì thế bản thân tôi cũng buộc phải ghi bàn.

Đấy là một việc khó khăn. Mọi chân sút đều hiểu đều này, nếu bạn tự đặt ra cho mình mục tiêu phải ghi bàn, thậm chí là vài bàn trong một trận đấu, nó sẽ trở thành một gánh nặng. Cách tốt nhất là đừng đặt ra mục tiêu gì cả, cứ vào sân thi đấu theo bản năng.

Ngay lập tức tôi nhận ra trận đấu sẽ khó khăn. Chỉ sau vài phút đầu tỷ số giữa chúng tôi và Atalanta đã là 1-1. Phút thứ 12, Esteban Cambiasso tung một cú sút xa bên ngoài vòng cấm, tôi lao theo quả bóng, phá bẫy việt vị và đối mặt với thủ môn, nhưng quả bóng đã đổi hướng một cách đột ngột và tôi đã va chạm rất mạnh với tay thủ môn ấy.

Chỉ sau đó ít lâu tôi có một cơ hội thuận lợi hơn và đã ghi bàn nâng tỷ số lên 2-1. Nếu trận đấu kết thúc ngay lúc ấy, hiển nhiên tôi sẽ là Vua phá lưới.

CĐV đang gào tên tôi dữ dội và tôi thì bắt đầu hy vọng, mọi thứ có vẻ đang rất tốt. Nhưng tôi nhận được tin từ những trận đấu khác. Bên ngoài đường biên, mọi người là lên: "Di Vaio đã ghi bàn".

Anh chàng Diego Milito cũng không chịu kém. Đấy là một chân sút người Argentina và có tỷ lệ ghi bàn đáng nể. Chỉ một tuần trước thôi Inter đã ký được hợp đồng với Milito. Vì thế nếu tôi không thể rời Inter vào cuối mùa thì anh ấy sẽ là đối tác của tôi trên hàng công từ mùa bóng tới. Nhưng bây giờ, anh ấy đang có một trận đấu rất hay với Leece và đã có cú đúp chỉ trong 10 phút.

Số bàn của Milito giờ đã là 24, tức là ngang với tôi. Và khi đã ghi 2 bàn dễ dàng như thế, có cảm giác là bàn thứ 3 sẽ đến vào bất cứ lúc nào.

Cả tôi, Milito và Di Vaio đều ghi bàn và cùng chia sẻ vị trí dẫn đầu, quả là kịch tính. Hiển nhiên là không một chân sút nào muốn chia đôi hay chia 3 danh hiệu của mình cả. Phải độc chiếm nó. Tôi tự đặt mục tiêu phải ghi thêm 1 bàn.

Sự hồi hộp hiện rõ lên các cầu thủ trên ghế dự bị và các CĐV. Nhưng thời gian trôi qua và không có gì xảy ra cả. Trận đấu với Atalanta có vẻ sẽ kết thúc với một trận hòa. Tỷ số khi ấy là 3-3 và chỉ còn có 10 phút nữa.

Mourinho tung Hernan Crespo vào sân, ông ấy cần một luồng gió mới. Crespo vẫy tay kêu gọi các đồng đội tràn lên và kết liễu đối thủ. Tôi cũng hò hét ầm sân, dù nhiều đồng đội đã thấm mệt.

Crespo vừa vào sân nên khỏe nhất, anh ấy dốc bóng bên cánh phải và tôi chạy vào vòng cấm. Bóng được rót vào trong, sau một vài pha va chạm để "lấy chỗ" thì tôi rơi vào thế quay lưng lại với khung thành. Quả bóng bật ra, ngay sau lưng tôi.

Chết tiệt, phải làm gì đây nhỉ. A, đánh gót. Tôi đã từng đánh gót ghi bàn không ít trong sự nghiệp, cú đánh gót vào lưới Italia tại Euro, hay cú karate vào lưới Bologna. Nhưng tình huống này thì khác. Quả bóng ở một vị trí khó, tôi cũng ở một vị trí khó và xung quanh vẫn còn cầu thủ truy cản. Quả bóng không thể vào.

Vậy mà nó lại vào. Tôi cởi phăng chiếc áo và mặc xác chiếc thẻ vàng. Ôi Chúa ơi, điều này thật lớn lao, tôi lao đến cột cờ góc và đồng đội đều chạy đến để chia vui với tôi. Crespo và tất cả mọi người. Họ nhấn tôi xuống đất, tôi sung sướng đến phát điên, mọi người thì bảo: "Làm Vua phá lưới rồi nhé".

Đấy là lịch sử. Khi tôi đến Italia 5 năm trước, người ta nói là Zlatan không phải là một chân sút hiệu quả, nhưng bây giờ tôi đã là Vua phá lưới.

Capocannoniere, không ai có thể nghi ngờ tôi được nữa. Tôi đừng dậy, đi về giữa sân và nhận ra một điều thật sự... khủng khiếp.

Mourinho đang nhảy nhót. Ông ấy gần như phát điên. Ông ấy la hét và ăn mừng như một đứa trẻ. Tôi mỉm cười: cuối cùng thì tôi đã đã buộc ông phải ăn mừng, tốn nhiều công sức phết đấy.

Ibra đã trở thành Capocannoniere với một cú đánh gót như thế đó.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Tháng 6, Kaka sang Real Madrid với giá chuyển nhượng 65 triệu euro. Ít lâu sau đó, Real Madrid tiếp tục mua thêm Cristiano Ronaldo với giá gần 100 triệu. Điều ấy nói lên được giá trị của cầu thủ trên thị trường chuyển nhượng lúc ấy.

Kỳ 59: Sống trong hồi hộp

Trước thị trường chuyển nhượng sôi sục, tôi đến gặp Moratti để bàn về tương lai của mình. Moratti là một người dễ nói chuyện, ông ấy luôn hiểu chuyện.

"Hãy nghe tôi," tôi nói. "Chúng ta đã trải qua những năm tháng rất đáng nhớ và tôi cũng muốn tiếp tục ở lại. Tôi không quan tâm Man United, hay Arsenal trả bao nhiêu tiền. Nhưng nếu Barca đề nghị tuyển mộ..."

"Cứ nói đi, tôi nghe đây," Moratti nói.

"Nếu Barca đến thì hãy nói chuyện với họ. Chuyện ông sẽ bán tôi với giá bao nhiêu tôi thật sự không quan tâm bởi nó không thuộc thẩm quyền của tôi. Nhưng chỉ cần hứa với tôi là sẽ mở cửa và nói chuyện với họ," tôi nói.

Moratti nhìn tôi quá cặp mắt kính dày và mái tóc bạc lòa xòa trước trán. Ông ấy hiểu tôi thật sự muốn thử thách tại Camp Nou. Vì thế ông ấy nói: "Được rồi. Tôi hứa".

Chúng tôi đến Los Angeles để tập huấn không lâu sau đó. Tôi tiếp tục được phân ở cùng phòng với Maxwell và điều ấy nghe có vẻ hứa hẹn.

Maxwell là người đồng đội cũ của tôi từ thời ở Ajax và chúng tôi rất thân với nhau. Nhưng cả bọn kiệt sức sau chuyến bay dài và các phóng viên gần như điên loạn với sự hiện diện của các đội bóng từ châu Âu sang đây. Họ đứng ngập lối ra vào của khách sạn. Thông tin quan trọng nhất của ngày hôm ấy: Barca không có đủ tiền để chiêu mộ tôi và họ sẽ chuyển sang mua David Villa.

Báo chí vẫn luôn bàn về những thông tin như thế. Những mùa hè không có World Cup hay Euro, họ luôn tự tưởng tượng ra những thông tin chuyển nhượng và đăng lên báo. Nhưng vì thông tin này liên quan mật thiết đến tôi nên cũng có những ảnh hưởng nhất định.

Thời gian ấy tâm trạng của tôi lên xuống như thủy triều, lúc tràn trề hy vọng, lúc gần như tuyệt vọng. Mọi thứ càng tệ hơn khi tôi phải ở gần Maxwell. Chưa bao giờ tôi ghét ở gần người bạn này đến thế.

Tôi đã từng nói nhiều lần, Maxwell là người dễ thương nhất trên đời. Duy chỉ có thời gian ấy là anh ta làm tôi nổi điên. Chúng tôi cùng được kết nối với Barca, nhưng Maxwell đi trước một bước.

Thậm chí viễn cảnh còn tồi tệ hơn: Maxwell sẽ đến đó và cánh cửa sẽ đóng lại trước mặt tôi. Tôi âu lo đến mất ngủ, vậy mà Maxwell cứ lèm bèm bên tai về Barca, rồi liên tục gọi điện thoại: "Xong chưa? Êm chưa?", làm tôi sốt hết cả ruột.

Cứ Barca thế này, Barca thế nọ, hết ngày tới đêm. Tôi thì tuyệt nhiên không nhận được tin tức gì về cuộc chuyển nhượng của chính mình cả. Tôi gần như phát điên, tôi trút hết lên người Mino, khốn nạn gã Mino mập phệ. Lo cho Maxwell mà không lo cho bố hả. Tôi gọi điện:

"Ê mập, sao ông làm cho Maxwell mà không làm cho tôi vậy?".

"Mẹ kiếp Ibra," Mino chỉ đáp gọn lỏn. Ít lâu sau vụ Maxwell chính thức hoàn tất. Anh ấy là người của Barca.

Không như vụ của tôi bị truyền thông theo dõi từng ly từng tí, vụ của Maxwell diễn ra trong bí mật và tiến triển cực nhanh. Khi Maxwell bước vào khách sạn và thông báo việc chuyển sang Barca, mọi người còn không tin. Những tiếng "thật không", hay "vậy à" vang lên quanh phòng.

Inter không phải là Ajax. Những cầu thủ ở đây đỉnh hơn, nhưng Barca vừa vô địch Champions League xong. Khi ấy họ là CLB đỉnh của đỉnh. Rõ ràng mọi người phải ganh tỵ chút đỉnh.

Rồi Maxwell về phòng thu dọn đồ đạc theo cái kiểu hăng hái hết sức. Tôi nói với theo: "Mang theo đôi giày của tôi với. Tôi cũng đi theo anh nữa".

Maxwell và mọi người cười rộ như thể đấy là một trò đùa. Ibra quá đắt và cực khó có chuyện chuyển nhượng, họ nghĩ vậy. Vì thế họ đáp lại câu nói đùa của tôi:

"Thôi lại đây ngồi xuống nào, đi đâu mà đi không biết".

Tôi chửi Mino để xả stress, chứ tôi biết gã mập đang cố làm tất cả cho tôi. Nhung đây là chuyện nhất chín nhì bù. Một là một phát lên tiên, hai là tận cùng thất vọng.

Trong một trận giao hữu với Chelsea, tôi va chạm mạnh với John Terry. Tay đau vô cùng. Nhưng tôi mặc kệ gã. Bàn tay thôi mà, đá bóng bằng chân chứ dùng tay bao giờ.

Trong đầu tôi khi ấy chỉ có Barca và Barca mà thôi. Barca như một con virus vậy, nó cứ sinh sôi nảy nở trong người tôi. Nhưng những gì tôi nhận được chỉ là những hung tin mà thôi.

Chủ tịch của Barcelona khi ấy là Joan Laporta, một người rất giỏi. Dưới sự lãnh đạo của Laporta, Barca đã trở lại vị thế thống trị của mình, từ trong nước ra đến châu Âu. Tôi nghe tin Laporta đáp chuyến chuyên cơ đến Milano để ăn tối với Moratti và Marco Branca, giám đốc thể thao của Inter.

Tất nhiên là tôi rất hy vọng và cuộc gặp ấy. Nhưng rốt cuộc lại chẳng có gì xảy ra cả. Laporta chỉ vừa gõ cửa Moratti thì đã được nghe một câu như tát nước vào mặt:

"Nếu như ông đến đây vì Zlatan thì ông về được rồi đó! Anh ta không phải để bán".
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Tôi đã vô cùng tức giận khi hay tin Moratti không tiếp Laporta. Chuyện gì thế, họ đã hứa rồi cơ mà. Vì thề tôi bốc máy gọi ngay cho Branca: "Moratti đang làm gì thế?".

Kỳ 60: Kết cục bất ngờ

Branca không muốn tự mình chịu trách nhiệm. Ông ấy bảo cuộc gặp gỡ ấy không phải để bàn về tôi. Nói dối. Laporta bay từ Barcelona sang Milan trên chuyên cơ không phải vì tôi chứ vì cái gì? Đi shoppping hay uống trà chắc. Tôi cảm thấy mình như bị phản bội vậy.

Nhưng ngẫm lại, tôi hiểu mọi việc. Moratti có thể đang "chơi chiêu" không chừng. Bởi vì nói không bán thì cũng có thể hiểu là "bán với giá rất cao". Nhưng tôi hoàn toàn không có chút manh mối nào về những việc ấy cả.

Cánh phóng viên cũng phát điên với vụ này như tôi. Hai hợp đồng với Kaka và Ronaldo gút quá nhanh, tôi là bản hợp đồng bom tấn duy nhất còn lại trong suốt cả mùa hè. Họ cứ gặp tôi là hỏi: "Chuyện gì đang xảy ra vậy? Anh có phải là cầu thủ Barca chưa? Anh có ở lại Inter chứ?".

Tôi không thể trả lời họ. Tôi như rơi vào vùng đất không người. Ngay cả Mino, dù làm việc như điên, cũng bắt đầu cảm thấy bi quan.

Trời L.A nóng và khó chịu vô cùng. Những diễn biến tiếp theo cho thấy tôi rất có thể sẽ phải ở lại Inter thêm một mùa. Mùa bóng tiếp theo tôi sẽ được trao chiếc áo số 10, chiếc áo mà thần tượng Ronaldo của tôi đã mặc. Các chiến dịch quảng bá cho mùa bóng mới của Inter đều có hình ảnh của tôi trên đấy. Bầu không khí ngày càng trở nên ngột ngạt.

Rồi tôi nghe tin Joan Laporta và Txiki Begiristain, giám đốc thể thao của Barca, lại đáp thêm một chuyến bay rời khỏi Barcelona. Chuyến bay này thật ra không liên quan gì đến tôi. Họ đến Ucraina để đàm phán hợp đồng với Dmytro Chygrynskiy, nhân vật chủ chốt đã giúp Shakhtar Donetsk bất ngờ giành chức vô địch Cúp UEFA năm ấy.

Nhưng Mino là một con cáo thật sự trên thị trường chuyển nhượng, gã mập thuộc lòng mọi mánh khóe và biết rõ mình phải làm gì trong trường hợp này. Và thế là Mino gọi điện cho Txiki:

"Ông đang trên đường về lại Barcelona hả? Thôi ghé qua Milan nhen".

"Chi vậy?".

"Vì tôi biết Moratti đang ở nhà đấy. Nếu ông đến đó, gõ cửa lớn đủ để ông ấy nghe thì Barca có thể gút được hợp đồng với Ibrahimovic".

"OK, chờ 5 phút tôi gọi lại nhé. Tôi phải thảo luận với Laporta đã".

Đấy là những phút dài, thật dài, giống như người ta đang úp bài chặt vào ngực mình trên bàn xì tố. Moratti chả hề hứa hẹn gì cả, ông ấy cũng chưa hề biết là phái đoàn Barca sẽ đến. Nhưng Mino cứ bịa ra như vậy. Txiki gọi lại:

"OK. Bọn tôi sẽ quay lại, không về Barcelona nữa mà sẽ đáp xuống Milan".

Vừa gác máy, Mino gọi điện cho tôi ngay lập tức. Những cuộc gọi và SMS liên tục được tiến hành. Chiếc phone của Mino hoạt động hết công suất. Moratti được thông báo: "Phái đoàn Barca đang trên đường đến nhà ông đấy".

Ông ấy bất ngờ chứ, nhưng đúng kiểu một quý ông, Moratti tuyên bố sẽ tiếp. Tôi nhắn tin cho Marco Branca: "Tôi biết đoàn Barca đang đến nhà Moratti. Ông phải hứa với tôi là tiếp họ đàng hoàng, ông biết tôi muốn chuyển sang CLB ấy đến như thế nào mà phải không? Đừng làm hỏng chuyện của tôi, tôi sẽ không làm hỏng mọi chuyện ở đây".

Tôi chờ phản hồi nhưng không thấy. Có thể Branca có lý do để không hồi đáp tin nhắn ấy. Như tôi đã nói ấy, mọi thứ căng như dây đàn và ai cũng đang giữ rất chặt lá bài vào ngực mình.

Sau 20 phút dài như 20 ngày, Mino rốt cục đã gọi điện. Tim tôi như đánh bài heavy metal, Moratti làm gì với họ rồi? Tiếp họ, nói chuyện ra sao hay đơn giản là đuổi họ về. Miệng khô lưỡi đắng, tôi trả lời điện thoại:

"Nghe đây".

"Xong".

"Xong gì?".

"Xong việc. Mày sẽ đến Barcelona. Thu dọn hành trang đi".

"Mấy chuyện này tuyệt đối không giỡn nha mập"

"Tao không giỡn với mày. Xếp đồ đi nhóc".

"Thế quái nào mà nhanh vậy được?".

"Tao không có thời gian nói chuyện. Khi khác nhé".

Mino kết thúc câu chuyện ở đố rồi cúp máy. Tôi hoang mang quá đỗi, mọi thứ như ong ong trong đầu mình. Tôi phải làm gì bây giờ.

Không biết phải cư xử ra sao trước thông tin quá sức đột ngột này, tôi bước xuống sảnh để tìm chút không khí. Tôi phải nói chuyện với ai đó. Patrick Vieira kia rồi. Đấy là một người mà mình có thể nói chuyện và tin cậy được.

"Tôi sẽ sang Barca," tôi nói.

Vieira nhìn tôi nghi hoặc.

"Không thể được".

"Thật, tôi hứa".

"Bao nhiêu?".

Ừ nhỉ, bao nhiêu. Tôi không biết gì về con số cả. Cả tôi và Vieira chỉ biết đấy là một con số khủng khiếp thôi. Tôi lại gọi cho Mino, trong lòng thầm nghĩ nếu gã mập dám nói dối tôi về việc này thì hôm sau báo sẽ đăng tin Ibra giết người đại diện của mình.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Để thuyết phục Moratti đồng ý bán tôi, phía Barcelona phải chấp nhận điều kiện duy nhất từ ông ấy. Duy nhất nên tất nhiên là rất khó.

Kỳ 61: Điều kiện của Moratti & lời tiên tri của Mourinho

Điều kiện của Inter là: giá chuyển nhượng của tôi dứt khoát phải cao hơn con số mà Real Madrid đã chi để có Kaka từ AC Milan, dù là 1 xu cũng được. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi sẽ trở thành bản hợp đồng cao giá thứ 2 trong lịch sử bóng đá thế giới. Không chút nghĩ ngợi, Joan Laporta gật đầu ngay.

Tôi và Moratti gặp nhau và nói những lời chia tay nồng ấm nhất. Ông ấy đã giữ lời hứa với tôi như một quý ông đúng nghĩa, đồng thời gác luôn đội bóng kình địch Milan, dù chỉ là "1 xu danh dự".

Sau một thời gian dài hạch toán, bản hợp đồng chuyển nhượng tôi sang Barca có thể được diễn dịch như sau. Inter sẽ nhận 46 triệu euro tiền mặt và nhận thêm Samuel Eto'o theo chiều ngược lại. Mà Eto'o đâu phải là vô danh tiểu tốt. Mới mùa bóng trước đó thôi anh ấy đã ghi 30 bàn cho Barca. Đấy là một trong những chân sút vĩ đại nhất trong lịch sử CLB này và được định giá 20 triệu euro.

Tổng trị giá hợp đồng sẽ là 66 triệu euro, tức cao hơn 1 triệu euro so với con số mà Milan đã bán Kaka. Đây thật sự là một “quả bom tấn”. Đã quen với nhiều cuộc chuyển nhượng, nhưng rõ ràng là tôi chưa từng trải nghiệm cảm giác nào giống như lúc ấy.

Mùa hè năm ấy, có những lúc nhiệt độ lên đến 44 độ C. Không khí như được đun lên vậy. Mọi người đều chú ý đến tôi, dõi theo từng chuyển động nhỏ nhất để chờ ngày tôi chính thức khoác lên mình chiếc áo Barcelona.

Mọi thứ tất nhiên phải theo quy trình và trong thời gian ấy, tôi vẫn là một cầu thủ Inter. Chúng tôi chuẩn bị có trận đấu tập với một đội bóng Mexico. Đấy là lần đầu tiên tôi được Inter trao chiếc áo số 10. Lần đầu, cũng là lần cuối.

Những năm tháng cùng Inter thật sự đã là quá khứ, một quá khứ đẹp mà tôi không có gì phải ân hận. Khi tôi đến đây, Inter chưa từng giành được chức vô địch Italia trong suốt 17 năm. Khi tôi rời khỏi, đội bóng đã có 3 Scudetto liên tiếp và riêng tôi thì trở thành Vua phá lưới.

Tôi chú ý nhìn về phía Mourinho nhiều hơn trong những ngày này. Ông ấy cảm thấy bực bội và buồn bã. Mourinho không hề muốn mất tôi, nhưng ông quá hiểu cái quy luật của bóng đá.

Trận đấu tập ấy Mourinho cho tôi ngồi dự bị để sẵn sàng cho cuộc sống không có Ibra. Còn tôi ư? Tôi đang tràn ngập trong hạnh phúc. Barca với tôi là một giấc mơ đã trở thành hiện thực.

Nhưng chia tay Mourinho, một HLV mà tôi yêu mến và ngưỡng mộ dường ấy, không hề là một chuyện dễ dàng. Một năm sau đó, khi Mourinho rời Inter để sang Real Madrid, ông ấy đã quay lại ôm Materazzi và cả 2 người đã òa khóc.

Materazzi là hậu vệ rắn rỏi nhất thế giới, không phải lúc nào bạn cũng thấy anh ta khóc tu tu như một đứa trẻ. Vậy mà trước Mourinho, Materazzi đã trở thành đứa trẻ. Tôi hiểu cảm giác của anh ấy.

Mourinho quả nhiên rất đặc biệt, ông ấy biết cách đánh thức những cảm xúc thầm kín nhất trong bạn. Tôi vẫn không thể quên cuộc nói chuyện với ông ấy dưới sảnh khách sạn vào thời gian ấy.

- Ibra, cậu không thể đi được.

- Xin lỗi, tôi buộc phải chộp lấy cơ hội này, nó không đến nhiều lần trong đời.

- Nhưng nếu cậu đi, tôi cũng sẽ đi, sớm muộn thôi.

Tôi đã sững sờ khi nghe như vậy, một người như Mourinho lại ra đi vì một cầu thủ ư.

- Cám ơn ông rất nhiều. Chỉ có 1 năm, nhưng ông dạy tôi quá nhiều thứ.

- Bản thân tôi cũng phải cám ơn cậu. Nhưng mà Ibra này.

- Sao cơ?

- Cậu sang Barca để giành Champions League phải không?

- Vâng, một phần là như thế.

- Vậy thì cậu phải biết một điều. Chính chúng tôi mới là đội vô địch mùa bóng tới. Đừng quên điều tôi nói nhé. Inter sẽ vô địch.

- Vâng, tạm biệt.

Tôi bay đến Copenhagen, rồi bắt chuyến nối tiếp đến Limhamnsvägen, nơi tôi gặp lại Helena và bọn trẻ. Tôi quá hồi hộp để tự mình nói cho họ nghe mọi việc. Nhưng căn nhà của chúng tôi đã bị bao vây, đúng nghĩa của từ này.

Nhà báo và các CĐV đã cắm trại cả bên ngoài, họ bấm chuông liên tục, tiếng người la hét ở khắp nơi. Các phóng viên cố lấy cho được một bức ảnh trong khi các CĐV thì vẫy cờ Barca.

Gia đình tôi thật sự bị stress. Mẹ tôi, bố tôi, Sanela, Keki, không một ai dám bước ra ngoài bởi các phóng viên cũng săn đuổi họ với hy vọng kiếm được một mẩu chuyện nào đó về Ibra.

Còn tôi? Tôi cũng chỉ dám chạy vòng vòng trong khuôn viên nhà mình, không bước ra ngoài trừ khi thật cần thiết. Tay của tôi tiếp tục âm ỉ đau, nhưng thôi kệ đi, có được bản hợp đồng sang Barca, rụng một bàn tay cũng có hề gì.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Những thông tin về chi tiết bản hợp đồng của tôi tiếp tục được bàn tán trên báo. Eto'o cũng làm mọi cách để được nhiều tiền lót tay hơn. Helena và tôi thì thảo luận về cuộc sống mới ở Tây Ban Nha, thuê trước hay là mua luôn một căn.

Kỳ 62: Choáng ngợp ở Camp Nou

Rồi cuộc chuyển nhượng đình đám rốt cục cũng bước vào những khâu cuối cùng. Tôi nhận được thông báo sang Catalonia khám sức khỏe và chào các CĐV. Khi ấy, tôi đã quá quen với việc đi chuyên cơ, nhưng Barca buộc tôi phải bay chuyến bay thường như mọi người. Điều ấy khiến cho sân bay trở nên hỗn loạn.

Barca hiểu rõ những vấn đề ấy, nhưng họ có nguyên tắc của họ. Barca và Real luôn trong tình trạng chiến tranh, giữa họ có rất nhiều yếu tố chính trị. Catalonia chống lại quyền lực trung tâm, đại loại thế, nên Barca luôn cố tỏ ra khác biệt với Real hết mức có thể.

"Ở Barcelona chúng tôi giữ chân mình trên mặt đất. Chúng tôi không như Real. Chúng tôi chỉ bay những chuyến dân dụng bình thường," họ nói với tôi như thế.

Tôi đã bay đến Barcelona trên chiếc máy bay của hãng Spanair và đến nơi vào 5 giờ chiều. Rời khỏi máy bay, tôi thật sự choáng ngợp trước cảnh tượng trước mắt mình. Hàng trăm CĐV và nhà báo đã đứng chờ sẵn. Đấy là một cơn sốt mà họ gọi là Ibramania.

Tôi không chỉ là bản hợp đồng cao giá nhất trong lịch sử Barca mà còn là cái tên thu hút được nhiều sự chú ý nhất. Theo lịch, tôi sẽ chào các CĐV tại thánh đường của CLB, Nou Camp, như một truyền thống. Khi Ronaldinho đến đây hồi 2003, có 30.000 CĐV đã đến xem. Con số tương tự được lặp lại khi họ chào đón Thierry Henry. Còn bây giờ, ít nhất là gấp đôi. Nhiều đó đủ thấy sự kỳ vọng và chờ đợi của các CĐV là như thế nào.

Nhưng trước hết phải là cuộc họp báo. Hàng trăm phóng viên từ các nơi đổ về chật kín phòng. Sự hồi hộp ngày càng tăng lên bởi ở Milan, Eto'o vẫn chưa gút xong hợp đồng của mình với Inter bởi anh ta một mực đòi nhiều tiền hơn.

Mà phải khi nào Eto'o ký vào hợp đồng thì trên thực tế bản hợp đồng giữa tôi và Barca mới thật sự có giá trị. Vì thế các phóng viên cứ ngồi, còn chúng tôi thì cứ chờ, chứ chưa dám bước vào.

"Thôi đủ rồi, đứng đây mọc rễ cả đám sao," Mino sốt ruột nói.

"Phải chờ xác nhận," đại diện của Inter nói.

"Thôi dẹp đi, xác nhận sau," rồi Mino bước vào, khiến mọi người cũng phải đi theo.

Tôi chưa từng thấy nhiều phóng viên đến thế trong đời, và tôi phải trả lời nhiều câu hỏi. Nhưng cảm giác dữ dội và choáng ngợp nhất vẫn là khi bước vào Nou Camp. Tôi bước vào đó với chiếc áo Barca trên người, trên lưng là số 9, số áo mà thần tượng Ronaldo đã từng mặc trước đây. Nhìn gần 70.000 khán giả trên khán đài, tôi đã phải cố hết sức để lấy lại hơi thở của mình.

Họ đang gào tên tôi. Một nhân vật phụ trách báo chí đi kế bên "nhắc tuồng". Nói: "Visca Barca" đi, tâng bóng đi, vẫy tay chào đi, hôn lên logo nào. Cái này thì tôi cần phải nói rõ, tôi không ưng cái màn hôn hít, không hiểu sao các CĐV lại rất thích thấy một tân binh hôn logo CLB mình.

Làm sao một cầu thủ có thể hôn logo của Barca khi anh ta chỉ vừa mới rời khỏi Inter? Hóa ra gã Ibra đầu đất đâu có để ý hay quan tâm gì đến những CĐV của nó. Vậy mà các fan Barca vẫn thích thấy tôi làm việc ấy, và nhân vật kia cứ lải nhải: "Hôn đi, hôn đi".

Trước sự choáng ngợp của Nou Camp và để làm vừa lòng đội bóng mới, tôi đã hôn vào logo, tuân lệnh như một đứa trẻ. Phải đến khi trở lại phòng thay quần áo tôi mới trấn tĩnh trở lại.

Tôi nhìn xung quanh và thấy tên của những đồng đội mới trên tủ quần áo: Messi, Xavi, Iniesta, Henry và anh bạn thân Maxwell. Tên Ibrahimovic cũng đã được đính trên tủ. Điện thoại tôi báo có tin nhắn, là từ Patrick Vieira.

"Tận hưởng nhé," anh ấy nhắn như thế. Khi một người như Vieira mà nhắn một tin như thế, bạn phải biết cuộc chuyển nhượng ấy thật sự rất đặc biệt.

Sau đó, tôi có nói với phóng viên: "Tôi là người hạnh phúc nhất thế giới. Đây là điều tuyệt vời nhất từng xảy ra trong đời tôi, sau sự chào đời của 2 đứa con tôi".

Đấy là những câu mà hàng hà sa số các cầu thủ đều sẽ nói khi ra mắt CLB mới. Nhưng khi tôi nói thế, tôi thật tâm nghĩ vậy chứ không phải nói như con vẹt. Barca thật sự là một ước mơ của tôi.

Đêm đầu tiên ở Barcelona, tôi không ngủ được. Người tôi cứ bồn chồn, vui sướng. Cái tay tiếp tục hành hạ và hôm sau tôi đã nói điều ấy với bác sĩ của Barca trong buổi khám tổng quát thường trực. Tôi được đưa đi chụp X-quang. Kết quả là nứt xương.

Lạy Chúa, nứt xương ư? Làm sao có chuyện ấy được. Một trong những điều quan trọng nhất khi đến một CLB mới là phải làm quen với mọi thứ, quen với sân tập, đồng đội, lối chơi.

Tôi đến xin ý kiến của Pep Guardiola. Ông ấy xin lỗi vì không thể hiện diện trong buổi ra mắt, đồng thời khuyên tôi đừng nên mạo hiểm mà hãy mổ đi. Ông ấy sẽ chào đón ngay sau khi tôi bình phục.

Thế là tôi mổ, đính 2 con ốc vít vào tay để cố định phần xương bị nứt. Tôi đã mất đến 3 tuần mới có thể hồi phục và tập cùng Barca.

Bạn đã bao giờ bị nứt xương chưa? Đau gần chết. Vậy mà tôi xách cái bàn tay bị nứt xương của mình đi tới đi lui suốt cả tháng trời chỉ vì đầu tôi chỉ nghĩ đến Barcelona mà thôi. Giấc mơ đẹp đẽ ấy, thật đáng tiếc, rồi sẽ mau chóng trở thành cơn ác mộng.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Tháng 11 năm 2009, chúng tôi chuẩn bị bước vào trận "Siêu kinh điển" với Real Madrid trên sân Nou Camp.

Kỳ 63: Rời xa bản ngã

Tôi đã xa sân cỏ được 15 ngày vì vết chân thương ở đùi, nhưng bác sĩ khẳng định tôi kịp bình phục cho trận đấu lớn. Pep Guardiola quyết định sẽ cho tôi khởi đầu từ ghế dự bị, một việc chẳng vui tí nào.

Không có nhiều điều có thể sánh được với sự kỳ vĩ của trận El Clasico. Áp lực lên trận đấu kinh khủng. Nó không còn là bóng đá nữa mà đã trở thành chiến tranh. Những tờ báo ra thêm kỳ và luôn dành phải 60 trang để đưa tin và bình luận. Trong tuần lễ diễn ra El Clasico, người ta không bàn luận về những chủ đề khác nữa, tất cả chỉ là trận đấu. Hai đội bóng lớn, hai kẻ thù lớn đối đầu với nhau.

Tính đến thời điểm ấy, tôi đã khởi đầu mùa bóng rất tốt bất chấp vết nứt xương bàn tay, cũng như việc phải thích nghi với một đất nước mới. Tôi đã ghi được 5 bàn trong 5 trận đấu và được ngợi khen ở mọi nơi.

Tôi cảm thấy rất tốt, La Liga quả là một giải đấu đáng để thử sức. Real và Barca đã đầu tư gần 250 triệu euro cho Kaka, Cristiano Ronaldo và tôi. Serie A và Premier League đã mất đi những ngôi sao sáng nhất. Trận El Clasico vì thế trở thành điểm hội tụ của những cầu thủ kiệt xuất nhất hành tinh. Mọi thứ thật phi thường.

Trong quá trình chuẩn bị đầu mùa bóng, ngay khi phải chạy với ốc vít trên tay tôi đã có được sự hòa nhập với các đồng đội. Rào cản duy nhất chính là ngôn ngữ, tôi chỉ có thể giao tiếp nhiều với những cầu thủ nói tiếng Anh, Thierry Henry và Maxwell.

Nhưng về mặt chuyên môn thì mọi thứ tuyệt vời. Messi, Xavi và Iniesta đều rất giản dị, dễ thương, không chút gì ra vẻ ngôi sao, dù trên sân cỏ họ luôn thi đấu với đẳng cấp rất cao. Trong phòng thay quần áo cũng không hề có bất kỳ show diễn thời trang nào như ở Italia. Messi và các cầu thủ Barca luôn ăn mặc lịch sự, giản dị.

Tất nhiên là còn Guardiola nữa.

Ông ấy có vẻ OK. Pep luôn đến gặp tôi sau mỗi buổi tập và thảo luận về công việc. Ông ấy muốn tôi mau chóng hòa nhập với đội bóng, thấu hiểu triết lý bóng đá của đội bóng.

Barca là một CLB đặc thù, tôi nhanh chóng nhận ra điều ấy. Nó giống như một ngôi trường, kiểu như ở Ajax. Nhưng đây là Barca cơ mà, tôi chờ đợi chút gì đó ngạo nghễ. Nhưng mọi người đều im lặng, dễ thương như khi người ta đến trường. Đấy không hề là những siêu sao. Tôi cứ tự hỏi những cầu thủ này sẽ ra sao khi đến thi đấu tại Italia, chắc người ta sẽ xem họ như Chúa trời mất.

Họ luôn xếp hàng trước Pep Guardiola. Ông ấy là một người Catalonia, cựu tiền vệ của họ, từng giành La Liga 5 hay 6 lần gì đó. Đến năm 1997 thì Pep nhận chiếc băng thủ quân. Khi tôi đến đây, Pep đã cầm quân cho Barca được 2 năm và giành những thành công rực rỡ. Ông ấy xứng đáng với tất cả sự tôn trọng.

Tôi không cảm thấy khó khăn với sự thích nghi vì bản thân tôi đã quá quen với những sự thay đổi. Tôi đã chuyển CLB nhiều lần trong sự nghiệp và không bao giờ buộc CLB mới phải thay đổi theo mình, tôi quan sát mọi thứ và thích nghi theo nó. Ai mạnh ai yếu? Mọi người đang nói chuyện gì và có những nhóm nào trong đội?

Tôi cố thích nghi, nhưng tôi cũng biết rõ bản chất của mình. Tôi đã chứng tỏ mình có thể trở thành trụ cột ở bất kỳ nơi đâu, mang khát vọng chiến thắng vào đội bóng và đùa cợt vui vẻ với các đồng đội.

Đấy là con người tôi, vừa nghiêm túc trong công việc nhưng lại dễ gần. Nhưng ở Barca tôi đã trở nên một con người khác, đáng chán hơn. Tôi không còn dám la hét trên sân cỏ như từng làm trước đây nữa. Báo chí ở đây luôn viết về tôi như một gã xấu xa, khiến tôi muốn chứng tỏ điều ngược lại và điều đó kéo tôi ra xa bản chất con người mình.

Thay vì là chính mình, tôi lại cố gò mình trở thành người dễ thương nhất. Đấy là một quyết định ngu xuẩn, bạn không thể để cho truyền thông nhấn chìm mình và dẵn dắt mình theo họ. Vậy là không chuyên nghiệp.

"Chúng tôi giữ chân trên mặt đất. Ở đây chúng tôi tập luyện và thi đấu như những người bình thường".

Câu nói của Guardiola nghe rất bình thường, nhưng nó khiến tôi cứ suy nghĩ hoài. Vì sao ông ấy lại nói với mình như vậy? Guardiola nghĩ tôi khác biệt? Guardiola nghĩ tôi là người vượt ra ngoài khuôn phép và cần phải chỉnh đón ngay từ đầu?

Đến lúc ấy tôi vẫn chưa hề làm việc gì rồ dại, không húc đầu đồng đội, không ăn cắp xe đạp, không bất kỳ thứ gì. Tôi đã là một gã bản năng trong suốt đời mình, trừ khoảng thời gian đầu tiên ấy ở Barcelona. Khi ấy, Zlatan hoang dã hoàn toàn không còn nữa. Tôi đã trở thành chiếc bóng của chính mình.

Điều này chưa từng xảy ra trước đây và với tôi nó là chuyện lớn. Tôi cố tập luyện, thi đấu thật tốt và hy vọng mình sớm trở lại với con người ngày xưa. Nhưng Guardiola tuyệt đối ghét con người ấy. Ông ấy tin vào khả năng của tôi, nhưng không thích tính cách ngạo nghễ của tôi. Đấy là vì sao ông ấy nói: "Ở đây chúng tôi giữ chân mình trên mặt đất".
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
"Hãy giữ chân mình trên mặt đất". Chỉ một câu nói của Guardiola là khiến tôi bị ám ảnh.

Kỳ 64: Người hùng El Clasico

Phải chăng ông ấy ám chỉ tôi không giữ chân mình trên mặt đất. Tôi cứ phải nói với chính mình: hãy tập trung vào tập luyện và thi đấu. Hãy quên những việc ấy đi. Nhưng câu hỏi ấy cứ canh cánh bên lòng: có nên ai cũng như ai trong một đội bóng không?

Barcelona đích thị là như vậy, mặc dù trên thực tế Guardiola đang vận hành đội bóng của mình rất tốt. CLB giành được nhiều danh hiệu và tôi phải thán phục điều đó. Nhưng khi nghĩ lại, tôi nhận ra thành công của Barca cũng phải trả một cái giá nhất định. Đó là: những cá tính lớn đều không được dung nạp. Không hề tình cờ một chút nào khi Guardiola luôn gặp vấn đề với những ngôi sao có cá tính như Ronaldinho, Deco, Samuel Eto'o, Thierry Henry và bây giờ là tôi.

Chúng tôi không phải là những "cậu bé bình thường". Tố chất ngôi sao của chúng tôi đe dọa đến vị thế của Guardiola trong đội và ông ấy tìm cách đuổi tất cả đi. Tôi ghét việc ấy. Nếu bạn sinh ra đã không phải là một "cậu bé bình thường" thì đừng cố biến mình thành một người như vậy.

Sẽ không có bất kỳ kết quả tốt đẹp nào nếu sống trái với bản chất của mình. Nếu như tôi cũng gò mình thành một cậu bé ngoan, cư xử mẫu mực thuở còn ở Malmo thì bây giờ làm gì có Ibra. Nghe những gì cần nghe, bỏ ngoài tai những lời dạy vô bổ, đấy là nền tảng cho thành công của tôi.

Tất nhiên không phải ai cũng có thể thành công nếu duy trì bản năng. Nhưng nó hoàn toàn phù hợp với tôi. Guardiola thì không hiểu một chút nào về việc ấy cả. Ông ấy nghĩ có thể thay đổi con người tôi.

Ở Barca của ông ấy, mọi cầu thủ đều phải như Xavi, Iniesta và Messi. Với họ, tôi không giữ bất kỳ thái độ hằn học nào. Hoàn toàn ngược lại là khác. Được thi đấu cùng với những cầu thủ này thật dễ dàng và tuyệt vời. Tôi luôn thích chơi cùng những cầu thủ giỏi vì họ kích thích tôi thi đấu tốt hơn. Tôi luôn nhìn những tài năng lớn chơi bóng và tự hỏi: liệu mình có thể học được gì không? Liệu mình có thể phấn đấu để chơi hay hơn không?

Nhưng xuất phát điểm của tôi khác xa Messi, Iniesta hay Xavi. Xavi gia nhập lò đào tạo trẻ của Barca khi mới 11 tuổi, Iniesta 12 và Messi 13. Họ được nuôi dưỡng trong bầu không khí của CLB. Họ không biết bất kỳ thế giới nào khác ngoài thế giới Barca của họ. Điều ấy cũng tốt. Nhưng đấy là việc của họ, chứ không phải của tôi.

Tôi là người ngoài. Tôi đến Barca với cá tính của riêng mình, nhưng Barca lại không có chỗ cho thứ cá tính ấy, càng không có chỗ trong thế giới bé nhỏ của Guardiola. Nhưng như tôi đã nói, mọi thứ chỉ tồi tệ kể từ tháng 11. Còn trước trận El Clasico, trong đầu tôi chỉ có một câu hỏi đơn giản:

Liệu mình có thể được thi đấu sau thời gian dưỡng thương?

Áp lực lên chúng tôi thật khủng khiếp trước trận Kinh điển tại Nou Camp. Khi ấy HLV của Real là Manuel Pellegrini. Đã có tin đồn là ông ấy sẽ bị sa thải nếu Real không thể thắng. Mọi người bàn luận sôi nổi về tôi, Kaka, Cristiano, Pellegrini và Guardiola. Họ vạch ra những cuộc đối đầu tay đôi.

Thành phố Barcelona như sôi lên bởi những sự kỳ vọng. Tôi đã đến sân vận động trên chiếc Audi mà CLB đã cấp và bước vào phòng thay quần áo. Guardiola sẽ bố trí Thierry Henry đá chính trên hàng công, Messi hỗ trợ từ cánh phải và Iniesta bên trái. Ngoài trời đã xẩm tối, sân vận động đã lên đèn và ánh đèn flash lóe lên từ mọi nơi.

Bạn cảm nhận được ngay lập tức, Real là đội quyết tâm hơn. Họ tạo ra nhiều cơ hội hơn và vào phút thứ 20, Kaka có một pha dốc bóng rất hay, rồi chuyền cho Cristiano. Cậu ấy có một cơ hội tuyệt vời nhưng đã bỏ qua. Victor Valdes, thủ môn của chúng tôi, đã dùng chân cản phá pha dứt điểm ấy. Chỉ một phút sau, đến lượt Higuain có cơ hội ghi bàn. Real nhập cuộc hưng phấn hơn rõ ràng trong khi chúng tôi đang gặp vấn đề với những đường chuyền.

Sự hồi hộp, nóng vội bắt đầu lan ra trong đội và các CĐV bắt đầu la ó. Trong khung thành bên kia, Iker Casillas luôn cố đưa bóng nhập cuộc trở lại thật chậm rãi. Họ làm chủ hoàn toàn trận đấu và chúng tôi may lắm mới kết thúc 45 phút đầu tiên với tỷ số 0-0.

Đầu hiệp 2, Guardiola yêu cầu tôi khởi động. Đấy là một cảm giác tuyệt vời. Khi tôi bước ra đường pitch, các khán đài gầm lên tên tôi. Tôi vỗ tay ngược lại để cám ơn họ. Phút thứ 51, điều tôi chờ đợi đã đến. Tôi vào sân thay cho Henry. Những bước chạy đầu tiên của tôi còn nặng nề, nhưng đầy đam mê và khát vọng. Tôi đã lỡ một trận đấu quan trọng tại vòng bảng Champions League khi Barca đối đầu với đội bóng cũ của mình là Inter. Nhưng giờ tôi đã trở lại.

Chỉ ít phút sau khi vào sân, tôi nhận được đường chuyền từ Daniel Alves bên cánh phải. Pha bóng ấy diễn ra rất nhanh và pha xử lý của Alves còn nhanh hơn. Có chút lộn xộn trong cách bố trí kèm người của Real, nhưng tôi không bận tâm.

Tôi lao vào khu cấm và tung một cú vô lê chân trái. Bang, boom và vào! Bàn thắng ấy như đánh thức cả một ngọn núi lửa. Chúng tôi thắng 1-0 và tôi được chọn là cầu thủ hay nhất trận. Những lời khen tràn ngập trên báo và truyền hình. Không còn ai hoài nghi trị giá chuyển nhượng gần 70 triệu euro của tôi nữa.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Kỳ nghỉ Giáng sinh đã đến. Chúng tôi đến Are (một khu resort trượt tuyết ở miền bắc Thụy Điển) và tôi leo lên một chiếc xe trượt. Như tôi đã từng nói với bạn ở đầu cuốn tự truyện này, đấy là một khoảng thời gian tuyệt vời, đồng thời đánh dấu một sự thay đổi lớn.

Kỳ 65: Mùa đông của Ibra

Khi năm mới mở ra, những vấn đề của tôi vào mùa thu trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Tôi không còn thấy chút gì của Ibra ngày xưa nữa. Tôi đã trở thành một con người hoàn toàn khác, đáng chán và đáng thương. Mỗi lần Mino có cuộc họp với Ban lãnh đạo Barca, tôi đều hỏi:

- Barca nghĩ gì về tôi thế?

- Họ nghĩ mày là tiền đạo hay nhất thế giới.

- Không. Ý tôi còn con người và tính cách kia, họ nghĩ gì?

Mino nhìn tôi như thể tôi là người ngoài hành tinh vậy. Trước đây có bao giờ tôi quan tâm đến việc ấy đâu. Tôi không mảy may để ý người khác nghĩ gì về mình. Nhiệm vụ của một cầu thủ là chơi tốt, thế là đủ, người ta nói gì thì mặc họ. Nhưng bây giờ, đột nhiên việc ấy lại trở nên quan trọng với tôi và nó cho thấy đang có chuyện bất ổn bên trong con người tôi.

Sự tự tin của tôi biến mất và tôi cảm thấy mình phụ thuộc vào sự đánh giá của người khác. Tôi không còn ăn mừng sau khi ghi bàn nữa. Tôi không dám bùng nổ, không dám tức giận, tôi ém mọi cảm xúc vào trong. Nhưng như vậy có vẻ vẫn chưa đủ làm cho báo chí Catalonia hài lòng.

Thỉnh thoảng tôi lại đọc những bình luận, nhận xét về tính cách khác biệt của mình. Nếu là trước đây, tôi chỉ cười khẩy. Ngay cả báo chí trong nước đưa hình tôi ra trang nhất, viết đủ thứ những điều bậy bạ tôi cũng chả buồn quan tâm. Vậy mà bây giờ tôi lại để ý những chuyện nhỏ nhặt như vậy.

Dần dà tôi có cảm giác mình như một đứa con ghẻ, một đứa bé, dù đã cố những không thể hòa hợp với những người trong gia đình. Ôi, chán chường làm sao!.

Lần đầu tiên tôi cố hòa nhập với tập thể trong đời là lần đầu tiên tôi bị bỏ mặc, làm ngơ, làm sao mà chịu nổi. Rồi chuyện với Messi diễn ra để khiến cho mọi thứ thêm tồi tệ.

Messi là một ngôi sao lớn. Trong một chiều hướng nào đó thì Barca chính là đội bóng của Messi. Đây là một gã nhút nhát, ít nói nhưng tài năng thì ít ai sánh kịp. Tôi cũng rất hâm mộ gã. Nhưng bây giờ tôi đã đến và thống trị trên sân cỏ, tạo ra một sự cạnh tranh lớn. Điều ấy cũng giống như việc tôi đến gõ cửa căn nhà của gã, rồi leo tót lên giường của gã mà ngủ vậy.

Messi đến gặp Guardiola và tuyên bố mình không muốn chơi ở cánh nữa. Gã muốn vào trung lộ, vị trí mà tôi đang giữ. Thế là Messi được dời vào trong và tôi như bị người ta xiềng lại, không còn nhận được nhiều bóng nữa.

Từ sau sự thay đổi ấy, tôi không còn ghi bàn nữa. Người có tên trên bảng tỷ số luôn là Messi. Thấy sự việc không ổn, tôi quyết định đến nói chuyện với Guardiola. Đến cả Ban lãnh đạo cũng muốn tôi làm việc này: "Đến gặp Pep đi, hãy giải quyết mọi việc đi!".

Nhưng giải quyết là giải quyết thế nào? Cuộc gặp gỡ để giải quyết vấn đề hóa ra lại là khởi đầu cho một cuộc “chiến tranh lạnh”. Guardiola không còn nói chuyện với tôi sau cuộc gặp gỡ ấy nữa. Thậm chí nhìn cũng không thèm nhìn.

Guardiola đến sân tập, chào buổi sáng tất cả mọi người, chỉ trừ tôi ra. Điều ấy chả dễ chịu một chút nào. Tôi cũng muốn bỏ mặc cách cư xử ấy, tại sao phải chú ý đến một người lẩn tránh mình. Nhưng thời điểm ở Barca, tôi là một người yếu đuối. Thành ra tôi để cho những câu hỏi và sự ủ dột làm ảnh hưởng đến mình.

Mọi người cũng dần nhận ra vấn đề. Họ hỏi nhau: chuyện gì xảy ra thế nhỉ? Giữa Ibra và Pep có việc gì? Rồi họ khuyên tôi: đến gặp Guardiola mà nói chuyện rõ ràng thêm một lần, chứ không thể để tình trạng này kéo dài. Nhưng nói chuyện gì bây giờ?

Tôi đâu phải là một chàng trai đi theo năn nỉ ân huệ của một cô gái, người không thèm đếm xỉa đến sự hiện diện của mình trên đời. Tôi cố vượt qua việc ấy và thi đấu tốt trong chiếc cũi mà Guardiola đã đóng cho mình.

Rồi tôi cũng thích nghi được và dần tìm lại cảm giác ghi bàn. Mọi thứ tốt dần lên khi tôi ghi 5-6 bàn liên tiếp. Nhưng Guardiola tiếp tục trung thành với vai diễn tảng băng.

Vấn đề chưa bao giờ là năng lực của tôi. Đấy là chuyện tính cách. Tôi giam mình trong những câu hỏi: mình đã làm gì sai? Mình trông dị hợm lắm sao? Nhưng càng hỏi thì lại càng mù mịt.

Rồi chính đội bóng cũng bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ lạnh lùng giữa Guardiola và tôi. Ban lãnh đạo cũng âu lo vì HLV trưởng của họ đang “chiến tranh lạnh” với vụ đầu tư lớn nhất trong lịch sử CLB trong khi những trận đấu quan trọng nhất lại đang chờ đợi tại Champions League.

Chúng tôi sẽ đến làm khách trên sân Arsenal và câu hỏi về tôi và Guardiola cũng được các phóng viên tại châu Âu quan tâm. Guardiola có lẽ chỉ muốn cho tôi ở lại Barcelona cho rồi, nhưng ông ta không dám làm vậy. Trong danh sách đá chính trên sân Arsenal, tôi có tên, bên cạnh Messi trên hàng công.

Nhưng Guardiola tuyệt nhiên không hề đưa ra bất kỳ một chỉ dẫn nào. Tôi phải tự bơi trên sân Emirates. Làm gì có chuyện một HLV không đưa ra chỉ thị chiến thuật cho một trung phong trước trận đấu quan trọng như thế. Nhưng Guardiola là như vậy đó.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Sân Emirates mang đúng phong cách của bóng đá Anh, cuồng nhiệt và sôi động. Trận đấu diễn ra với một nhịp độ rất cao và nhờ đó mà tôi gột rửa hình ảnh Guardiola ra khỏi tâm trí.

Kỳ 66: Chấm dứt giấc mơ Barca

Những trận gần đây tôi đều chơi tốt và tôi thi đấu với hy vọng sẽ có một màn trình diễn ra trò. Tôi có một vài cơ hội đầu tiên nhưng đều bỏ qua, một quả trúng người thủ môn Arsenal, một quá khác ra ngoài. Nhưng với kiểu đá này thì ghi bàn chỉ là chuyện sớm muộn. Nhưng kết thúc hiệp 1, tỷ số vẫn là 0-0.

Guardiola sẽ cho mình ngồi dự bị mất thôi, tôi lo sợ. Nhưng không, hắn vẫn để tôi tiếp tục. Hiệp 2 vừa khởi đầu, tôi nhận được một đường chuyền dài từ Gerard Pique. Bên cạnh tôi là một hậu vệ và phía trước thủ môn Arsenal đang lao ra. Tôi bấm bóng và tỷ số là 1-0.

Chỉ 10 phút sau đó, tôi lại nhận đường một đường chuyền đẹp, lần này là từ Xavi và tôi đã băng mình đi như một mũi tên. Lần này tôi không bấm bóng nữa mà tung ra một cú nã pháo. 2-0. Trận đấu sẽ chấm dứt từ giờ phút này. Nhưng bạn biết Guardiola làm gì không? Vỗ tay ư? Khỏi có. Hắn thay tôi ra! Một sự thay đổi người mới thông minh làm sao, chiến thuật làm sao! Sau khi tôi rời sân Arsenal gỡ lại 2-2. Khốn nạn.

Suốt trận đấu với Arsenal tôi không cảm thấy gì, nhưng sau đó tôi đau bắp chân và vết thương ngày một nặng. Đúng là xúi quẩy, tôi chỉ vừa mới tìm lại được cảm hứng thi đấu ở vị trí mới. Chấn thương buộc tôi sẽ phải nghỉ trận lượt về với Arsenal và cả trận El Clasico thứ 2 trong mùa. Nhưng tôi không nhận được bất kỳ một sự động viên hay an ủi nào từ Guardiola.

Sự lạnh nhạt thậm chí ngày càng kinh khủng hơn. Khi tôi bước vào một căn phòng, hắn lập tức rời khỏi nơi đó. Hắn thậm chí không muốn đứng gần tôi, như sợ bị lây ghẻ.

Không một ai biết điều gì đang xảy ra. Cầu thủ không, Ban huấn luyện không, không một ai cả. Tôi có làm gì đâu chứ, tôi đâu có tranh giành hào quang với hắn, tôi đâu có nói hắn không phải là một HLV giỏi. Tôi nghĩ Guardiola phải có vấn đề gì đó trong cái đầu của mình, hắn mới không thể chấp nhận những cầu thủ như tôi. Có thể là một nỗi lo sợ về quyền uy bị đánh mất. Nhưng không thích những cá tính mạnh mà chơi trò chiến tranh lạnh thì... hèn quá.

Phải đến tận trước trận bán kết Champions League với Inter, Guardiola mới mở miệng nói chuyện lại với tôi, mặc dù cách hắn nói cũng quái đản vô cùng. Mourinho đã đúng. Barcelona mùa ấy không thể vô địch Champions League. Chính Inter của Mourinho mới là đội lên đỉnh cao. Nhưng Guardiola đã cư xử như thể Barca bị loại là do lỗi của tôi hoàn toàn vậy.

Trong những giờ phút khó khăn tại Barca, tôi thấy mình thật may vì có một người đồng đội như Thierry Henry. Anh ấy hiểu tôi và chúng tôi thường xuyên nói chuyện vui vẻ với nhau. Điều ấy giúp xua tan áp lực. Tôi cũng tìm cách quên sự chán nản công việc thông qua việc dành nhiều thời gian hơn cho Maxi, Vincent và Helena. Bọn trẻ và gia đình là tất cả của cuộc đời tôi.

Trong phòng thay quần áo sau trận gặp Villarreal, cơn giận của tôi bùng nổ và tôi đã quát vào mặt Guardiola. Tôi đã chửi hắn là tên "không có bi" và so sánh hắn với Mourinho. Từ ấy, mối quan hệ giữa chúng tôi đã đi đến giới hạn không thể hàn gắn được nữa.

Cũng từ giây phút ấy, tôi trở lại làm con người cũ của mình. Tôi và Vieira đã trở nên thân thiết hơn sau một cuộc đánh nhau, nhưng với Pep, bạn đừng mơ đến việc ấy.

Guardiola không chịu nổi sự xung đột. Một đội bóng luôn cần những cá tính, luôn mở rộng cho sự đa dạng về mặt tính cách, nhưng Guardiola không chấp nhận điều đó. Hắn không đủ dũng khí để đối mặt với tôi trong cuộc xung đột ở phòng thay đồ và ngấm ngầm muốn bào thù.

Tôi biết điều đó nhưng mặc kệ. Guardiola cư xử với bản hợp đồng lớn nhất CLB không thua gì một cầu thủ tầm thường. Ông ấy cứ giam tôi lên ghế dự bị cho đến hết mùa. Trước trận đấu cuối cùng, Guardiola kêu tôi đến văn phòng.

"À, ừm", hắn bắt đầu mở miệng, mắt vẫn không dám nhìn thẳng vào tôi. "Tôi không biết liệu mình có muốn cậu tiếp tục thi đấu mùa sau không nữa".

"OK".

"Tùy cậu và Mino quyết định nhé. Cậu là Ibrahimovic, đâu thể trận đá trận nghỉ, đâu thể ngồi dự bị quá 2 trận liên tiếp nhỉ".

Hắn muốn tôi trả lời, hắn muốn tôi tự mình nói ra là mình muốn rời Barcelona. Nhưng tôi không ngu. Nếu tôi buộc hắn phải bán tôi đi thì có nghĩa chính hắn mới là người thua cuộc. Vì thế tôi giữ im lặng, mặt không thay đổi thái độ. Phải đến một lúc sau, Guardiola mới lại mở miệng:

"Tôi không biết mình muốn gì từ cậu nữa. Cậu không có gì muốn nói sao?"

"Không. Còn gì nữa không?

"Còn, nhưng mà..."

"Khỏi nhưng, cám ơn," tôi nói và rời khỏi văn phòng.

Vậy là xong, giấc mơ Barcelona đã bị giết chết bởi một tên hèn nhát không dám nhìn vào mặt người khác khi nói chuyện. Tôi bốc máy gọi cho Mino...
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Thỉnh thoảng tôi là người ưa sự cứng rắn. Tôi không biết từ đâu mà ra cái tính này, nhưng tôi nhận ra mình có nó từ rất sớm.

Kỳ 67: Cuộc thay đổi ở ghế Chủ tịch

Bố tôi thường gầm lên như một con gấu khi ông ấy say xỉn, mọi người trong gia đình đều sợ hãi và không dám đến gần. Nhưng tôi tiến đến trước mặt ông, mặt đối mặt, như những người đàn ông và tôi thét lên: "Bố không được uống nữa".

Điều ấy làm ông nổi giận và đáp trả: "Khốn nạn, đây là nhà tao, tao làm bất cứ thứ gì tao thích. Tao quẳng mày ra đường bây giờ".

Mọi thứ có thể trở nên căng thẳng. Hai bố con tôi chưa bao giờ đánh nhau. Bố tôi có tức giận cách mấy cũng không phải là một tên vũ phu có thể đánh đập người thân của mình. Nhưng thật sự là tôi sẵn sàng nện nhau với chính bố mình, nếu buộc phải làm việc ấy.

Tôi sẵn sàng cho tất cả, và thỉnh thoảng tôi hiểu điều ấy là vô nghĩa. Nó chỉ dẫn đến những xung đột và tức giận mà thôi. Nhưng tôi không bỏ được cái tính ấy.

Nhường nhịn không có trong từ điển của tôi, tôi đã lớn lên qua những cuộc đánh nhau. Tôi không bỏ chạy dù cho kẻ đứng trước mặt đe dọa tôi có cao lớn bao nhiêu, có đáng sợ đến thế nào. Cơ thể tôi luôn sẵn sàng cho những cuộc đấu tay đôi.

Đấy là cách mà tôi đã chọn. Ai mà chơi tôi, tôi sẽ buộc hắn phải trả giá. Đấy là cách mà tôi sống sót và lớn lên, tôi dạy bản thân mình phải giữ cho được sự cứng rắn ấy. Tôi không quen nói những câu như: "Mày dễ thương đấy, hiền đấy, nhưng...". Thay vào đó tôi nói: "Lo mà giữ cái thân mày đi"...

Tôi đã thay đổi rất nhiều khi đến Barcelona. Vào thời điểm đó tôi cũng có Helena và bọn trẻ để giúp mình bình tĩnh, theo kiểu "hãy tỏ ra tử tế và chuyền hộp bơ đi". Nhưng cái chất “giang hồ” làm sao gột rửa hoàn toàn được.

Những ngày tháng phải làm việc với Pep Guardiola, tôi đã siết chặt tay mình, cố không tung ra một cú đấm. Nhưng giờ thì tôi đã quyết định sẽ đứng dậy cho những điều mà tôi tin tưởng. Đấy là mùa hè 2010, World Cup tại Nam Phi và ở Barca, Joan Laporta vừa từ chức.

Một vị Chủ tịch mới sẽ được chọn thông qua bầu cử, và những sự kiện như thế tạo ra sự hoang mang nhất định. Mọi người cảm thấy không yên tâm bởi không biết vị tân Chủ tịch sẽ quyết định thế nào về hướng đi của CLB, về vị trí của mình trong đội.

Rốt cuộc một người tên là Sandro Rosell được chọn. Rosell là Phó Chủ tịch Barca cho đến tận 2005 và từng là bạn bè của Laporta. Nhưng sau đó có nhiều chuyện xảy ra, họ chuyển bạn thành thù.

Mọi người tự hỏi liệu Rosell có thay đổi lớn gì không, những cựu binh có bị bán đi không? Ai cũng âu lo. Giám đốc thể thao Txiki Begiristain thậm chí còn từ chức trước khi Rosell kịp sa thải ông ấy. Và tôi cũng tự hỏi: cuộc đổi dời ở ghế Chủ tịch sẽ ảnh hưởng gì đến tương lai của mình đây, những mâu thuẫn giữa mình và Guardiola rồi sẽ ra sao đây?

Chính Laporta là người đã mang tôi về với giá chuyển nhượng kỷ lục của CLB. Việc Rosell muốn bán tôi để chứng minh Laporta đã mua người bậy bạ thế nào cũng là chuyện dễ hiểu.

Nhiều tờ báo cũng đã biết rằng quyết định đầu tiên của Rosell trên ghế Chủ tịch là bán tôi đi. Các phóng viên thì không tài nào hiểu được những khúc mắc trong hậu trường giữa tôi và Guardiola, một điều mà chính tôi cũng không hiểu. Họ chỉ lờ mờ biết được là có điều gì đó bất ổn bởi vì bạn không cần phải là một chuyên gia bóng đá để nhận ra điều đó.

Tôi cảm thấy không vui và trên sân cỏ mọi người không còn nhìn thấy một Ibra quen thuộc nữa. Guardiola đã hủy hoại tôi, và tôi nhớ là Mino có một cuộc gọi cho vị tân Chủ tịch. Rosell bảo Guardiola đã có đề cập đến tôi trong một cuộc họp.

"Gã HLV ấy muốn gì?" Mino nói. "Gã đang cố cô lập và tống khứ Zlatan đi đúng không?

"Không, không hề", Rosell nói. "Guardiola tin Zlatan mà".

"Vậy tại sao gã nói về chuyện Zatan phải ngồi dự bị?"

Rosell không thể trả lời. Ông ấy cũng chỉ mới vừa nhậm chức.

Tình thế trở nên rối rắm. Chúng tôi vừa giành chức vô địch La Liga và kỳ nghỉ hè đã đến. Suốt một thời gian dài trong sự nghiệp, đấy là lần đầu tiên tôi cảm thấy mình cần phải nghỉ hè, phải tách ra khỏi sự ngột ngạt của công việc.

Tôi và Helena đã đi du lịch: L.A, Vegas, mọi nơi, ngay khi World Cup đang diễn ra. Tôi gần như không coi một trận nào, vì quá thất vọng. Thụy Điển đã không thể góp mặt ở đó. Hơn nữa tôi cũng muốn tâm trí mình hoàn toàn tách khỏi bóng đá.

Tôi cố quên những chuyện ở Barca. Nhưng việc ấy cũng không kéo dài được lâu. Kỳ nghỉ hè ngắn dần lại và ngày phải trở lại Barcelona đã cận kề.

Khi tôi quay lại ấy, những câu hỏi cũng sẽ quay trở lại. Chuyện gì sẽ xảy ra? Tôi sẽ phải làm gì? Tôi không muốn từ bỏ giấc mơ của mình một cách dễ dàng. Tôi đã chờ đợi và mong muốn việc chuyển sang Barca biết bao mới một năm trước đây. Tôi sẽ cố chứng tỏ mình xứng đáng. Nhưng hỡi ôi, Guardiola thậm chí còn không cho tôi lấy một cơ hội. Ngay sau khi tôi trở lại, Guardiola gọi tôi vào phòng làm việc của hắn.
 

Sweet Rock

✯Checker thông thái✯
Giáo sư check hàng
198
2
Trong bầu không khí ngột ngạt ở Barca, Ibra và “ông bầu” Mino Raiola đã quyết định phải “mạnh tay” với Pep Guardiola.

Kỳ 68: “Con cừu đen” của Guardiola

Hôm ấy là ngày 19/7, tôi nghĩ vậy. Hầu hết các cầu thủ đều chưa trở lại sau World Cup. Mọi thứ hãy còn bình lặng và Pep Guardiola chỉ nói những chuyện vặt với mọi người. Nhưng ông ta vẫn tỏ ra hồi hộp và không thoải mái. Rồi ông ta đến bắt chuyện với tôi, cố tỏ ra lịch sự hết mức.

"Kỳ nghỉ hè thế nào nhỉ?"

"Tốt, tốt lắm".

"Vậy anh cảm thấy thế nào trước khi bước vào mùa bóng mới?".

"Tất nhiên là hoàn toàn tốt. Tôi sẽ cống hiến hết sức mình".

"Anh...".

"Vâng".

"Ý tôi là anh phải chuẩn bị tinh thần để ngồi dự bị thôi".

Giai đoạn tập huấn thậm chí còn chưa bắt đầu. Guardiola chưa thấy tôi thi đấu, dù chỉ một phút. Vì thế câu chuyện xã giao trên có thể được diễn dịch như một cuộc công kích cá nhân.

"Ổn thôi," tôi trả lời. "Tôi nghĩ mình hiểu rồi".

"Và anh cũng biết là chúng ta chuẩn bị chiêu mộ thêm David Villa từ Valencia"

David Villa là một cái tên rất "hot" vào thời điểm ấy, không còn gì nghi ngờ nữa cả. Anh ấy là một trong những ngôi sao của đội tuyển Tây Ban Nha, đã cùng họ vô địch Euro và World Cup, nhưng vị trí thi đấu của Villa vẫn là ở cánh. Trong khi tôi chơi ở trung lộ cơ mà. Sự xuất hiện của anh ấy khó mà anh hưởng đến tôi được.

"Thế anh không có gì để nói về việc ấy sao?" Guardiola tiếp tục.

Không, tất nhiên là không rồi, tôi nghĩ. Nhưng rồi tôi chợt lóe lên ý nghĩ: sao mình không thử Guardiola nhỉ? Sao không thử kiểm tra xem việc tôi phải ngồi dự bị như hắn nói là lý do chuyên môn, hay chỉ vì hắn không còn muốn thấy tôi hiện diện trong đội nữa.

"Tôi nghĩ gì về việc ấy ư?", tôi vờ hỏi lại.

"Đúng thế".

"Tôi nghĩ là mình cần phải ra sức nhiều hơn. Tôi sẽ cố tập luyện hết sức để giành lấy một vị trí trong đội. Tôi sẽ thuyết phục HLV là mình đủ giỏi để có thể đứng chung hàng ngũ với đồng đội". Khi nói câu ấy, tôi cũng chẳng tin điều ấy trở thành sự thật.

Tôi chưa từng làm việc với một HLV nào như vậy trong đời. Nguyên tắc, triết lý của tôi là để cho màn trình diễn thay lời muốn nói. Chứ đi vòng vòng nói chuyện về bản thân thì có ích gì.

Một cầu thủ được trả tiền để thể hiện những gì tốt nhất của mình trên sân cỏ. Giờ thì tôi muốn nghe Pep trả lời thế nào. Nếu như ông ta nói: "Được thôi, vậy thì chúng ta hãy cùng chờ xem liệu anh có thể giành một suất đá chính hay không", thì mọi việc sẽ trở nên hết sức bình thường.

Nhưng rồi ông ta nhìn tôi. "Tôi biết là vậy. Nhưng nếu thế thì làm sao đội bóng tiến bộ đây?"

Ngớ ngẩn hết sức. Nếu có cạnh tranh giữa các cầu thủ thì đội bóng mới ngày càng tiến bộ chứ sao. Rõ ràng Pep muốn chọc cho tôi điên lên và gầm thét: “Tôi không chấp nhận điều này, tôi sẽ rời CLB này”! Và khi ấy, Pep chỉ cần nói: “Đấy nhé, Zlatan nó muốn rời khỏi đội chứ không phải là tôi muốn bán nó”.

Tôi có thể là một gã thô lỗ, nhưng tôi cũng biết cách kiềm chế bản thân mình. Vì thế tôi cám ơn vì cuộc nói chuyện và rời khỏi đó.

Tôi tức giận chứ, giận như phát điên lên. Nhưng cuộc gặp gỡ ấy ít ra cũng cho tôi chút gợi ý. Tôi hiểu mức độ nghiêm trọng của tình huống này: Pep sẽ không đời nào để cho tôi trở lại đội hình, cho dù tôi có học được phép bay lên trên trời đi nữa.

Câu hỏi đặt ra bây giờ là: làm sao tôi có thể nuốt trôi được thực tế này, làm sao có thể đến sân tập hàng ngày mà nhìn mặt một gã HLV không bao giờ màng đến lý lẽ. Có lẽ tôi phải đổi chiến thuật thôi.

Chúng tôi đến Hàn Quốc và Trung Quốc cho đợt tập huấn. Và ở đó tôi được thi đấu một vài trận. Điều ấy không có ý nghĩa gì cả. Tất cả những cầu thủ quan trọng nhất đều chưa trở về từ World Cup. Tôi vẫn là “con cừu đen” và Pep tiếp tục chơi trò trốn tìm với tôi mọi lúc. Nếu như muốn nói với tôi điều gì, ông ấy sẽ nhờ một cầu thủ khác chuyển lời.

Như thường lệ, truyền thông lại sôi lên với những câu hỏi: chuyện gì đang xảy ra thế? Liệu anh ta có bị bán đi không? Zlatan sẽ ở lại chứ? Họ dồn những câu hỏi ấy cho Guardiola.

Bạn nghĩ ông ta sẽ trả lời như thế nào? Dễ thương và sạch sẽ kiểu như: Tôi không thích Zlatan, tôi muốn anh ta biến khỏi Barcelona cho rồi ư? Không hề. Ông ấy nói mà không sợ rụng hết răng trong mồm: "Zlatan tự quyết định lấy tương lai của mình".

Tôi hiểu rằng cuộc chiến sớm muộn gì cũng sẽ phải nổ ra. Thị trường chuyển nhượng đã chính thức mở cửa và nó là một chiến trường thật sự. Nhưng tôi thích chiến trường ấy bởi cạnh tôi là một chiến tướng giỏi nhất: Mino Raiola. Lão mập và tôi liên tục nói chuyện và đi đến quyết định: phải chơi cứng với Guardiola. Ông ta xứng đáng bị như vậy.
 

Bình luận mới